Tim thai nói lên sự phát triển sức khỏe của bé vì thế được các mẹ để ý rất nhiều. Vậy tim thai như thế nào là bình thường. Tim thai yếu có nguy hiểm không? Cùng Sống không giới hạn tìm hiểu nhé !
Đến ngay mục bạn quan tâm
1. Khi nào có tim thai?
Rất nhiều bà mẹ lần đầu tiên làm mẹ đều không khỏi tò mò khi nào thì bé có tim thai. Tim là bộ phận phát triển sớm nhất của thai nhi. Ở ngay tuần thứ 5, tim của bé đã bắt đầu có những nhịp đập đầu tiên, mẹ có thể nghe thấy tiếng tim đập trong các buổi thăm khám định kỳ với sự hỗ trợ từ bác sĩ.
Tuy nhiên, mẹ có thể tự lắng nghe nhịp đập tim của bé ở tuần 14 đến khoảng tuần 20, vì ở thời điểm này nhịp tim của bé đã rõ ràng hơn rất nhiều.
Thông thường, nhịp tim thai sẽ dao động từ khoảng 120 – 160 nhịp/phút. Vào tuần thứ 5 của thai kỳ, nhịp tim trung bình của thai nhi đạt khoảng 110 nhịp/phút và sẽ tăng dần lên khoảng 170 nhịp/phút ở tuần thứ 9-10.
Từ tuần 14 đến tuần 20 của thai kỳ, nhịp tim có chiều hướng giảm dần còn khoàng 140 nhịp/phút và duy trì đến những tháng cuối thai kỳ ở khoảng 130 nhịp/phút.
2. Tim thai yếu có nguy hiểm không?
Trường hợp thai nhi gặp phải tim thai yếu, nhất là trong khoảng 3 tháng đầu đây có thể là dấu hiệu cảnh bảo cho mẹ về nguy cơ sảy thai sớm. Ở tuần thai 6-8, nhịp tim vào khoảng dưới 70 nhịp/phút sẽ có nguy cơ sảy thai lên tới 100%. Tim thai đập ở dưới 90 nhịp/phút có tỷ lệ sảy thai 86% và dưới 120 nhịp/phút nguy cơ sảy thai của mẹ sẽ vào khoảng 50%.
>> Bài viết liên quan:
3. Nguyên nhân tim thai yếu.

Khi tim thai đập dưới 110 nhịp/phút được cho là tim thai yếu và có khá nhiều nguyên nhân từ mẹ bầu dẫn đến tình trạng này:
- Máu lưu thông đến tử cung kém.
- Mẹ bầu gặp tình trạng huyết áp thấp.
- Nhau thai có dấu hiệu bất thường.
- Vỡ tử cung.
- Dị tật thai nhi, bao gồm cả dị tật tim thai và thần kinh
Khi siêu âm chuẩn đoán tình trạng chính xác của thai nhi. Tùy thuộc vào tình trạng và tuổi thai, các bác sĩ sẽ có những biện pháp phù hợp. Ở những trường hợp dị tật nhẹ, bé có thể sẽ tự hồi phục và tiếp tục phát triển bình thường. Nếu như dị tật nặng, bác sĩ sẽ có những can thiệp kịp thời để không ảnh hưởng đến mẹ.
4. Tim thai yếu nên ăn gì?

Tùy vào từng thời điểm và tuần tuổi của thai kỳ mà mẹ bầu cần bổ sung các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của bé. Chẳng hạn như thiếu sắt cũng là nguyên nhân dẫn đến tim thai yếu. Một số dưỡng chất dưới đây mẹ cần bổ sung để thai nhi luôn khỏe mạnh:
Bổ sung đạm

Đạm là nguồn dưỡng chất giúp cho tế bào mô thai nhi hình thành, bên cạnh đó còn hỗ trợ rất tốt cho sự phát triển của tử cung và núm vú của mẹ. Theo lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng thì mẹ bầu nên bổ sung khoảng 12 – 18 mg/ ngày protein . Một số loại thực phẩm giàu protein như: cá, trứng, thịt sữa, họ nhà đậu,…
Chất béo
Các mẹ nên bổ sung các chất béo không bão hòa như Omega3 và 6, bởi chúng sẽ có tác dụng kích thích sự phát triển trí não của bé ở tháng thứ 5 trở đi được cho là tốt nhất. Một số loại thực phẩm chứa chất béo bão hào mẹ bầu nên sử dụng: Cá hồi, dầu oliu, các loại hạt,…
Sắt
Trong suốt quá trình phát triển của thai kỳ, Sắt là nguyên tố vô cùng quan trọng thúc đẩy sự phát triển toàn diện của thai nhi. Tim thai yếu cũng bởi do mẹ bầu không bổ sung đủ sắt trong thai kỳ. Các thực phẩm như: Thịt đỏ, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt,… đều chứa Sắt tốt cho mẹ bầu.
Tinh bột
Tinh bột sẽ giúp mẹ có năng lượng cho các hoạt động hàng ngày của mình. Tuy nhiên, mẹ nên nạp một lượng tinh bột vừa phải để tránh tăng cân ở mẹ mà không tăng cân ở con. Để tránh nhàm chán, mẹ có thể bổ sung các thực phẩm chứa tinh bột khác nhau như: khoai, mỳ, bún,…
Canxi

Bắt đầu từ tháng thứ 6 của thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung canxi để giúp bé phát triển hệ xương và răng. Nếu mẹ không cung cấp đủ canxi không chỉ khiến tim thai yếu mà còn khiến bé bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng, xương bị ảnh hưởng,… Một số thực phẩm giàu canxi mẹ bầu nên sử dụng như: Cá, trứng, sữa, tôm, cua, rau xanh,…
Axit folic
Đây là loại dưỡng chất mẹ cần bổ sung trong suốt quá trình phát triển thai kỳ bằng cách sử dụng các thực phẩm sau: Vừng, lạc, bông cải xanh, ngũ cốc, hoặc axit folic dưới dạng thuốc uống,…
Vitamin D và C.
Vitamin D và C là hai loại vitamin giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Trong đó, vitamin D sẽ hỗ trợ thai nhi hấp thụ canxi tốt hơn. Do vậy, mẹ bầu nên dành khoảng 10 đến 20 phút mỗi ngày vào sáng sớm để tắm nắng trong khoảng 6h – 7h.
Còn Vitamin sẽ giúp mẹ tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại bệnh tật, hấp thu sắt tốt hơn, hỗ trợ thai nhi phát triển cơ, xương mạch máu một cách toàn diện.
5. Tim thai yếu không nên ăn gì.
Một số chất không tốt có thể làm cản trở sự phát triển của bé. Do vậy, để giúp tim bé khỏe mạnh hơn mẹ bầu cần kiêng cữ và chú ý những điều dưới đây:

Chất kích thích
Các sản phẩm có chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đặc biệt là caffein,… sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, tim mạch của thai nhi. Do vậy, mẹ nên ngưng sử dụng các sản phẩm chứa chất kích trong thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu.
Đồ ăn cay nóng
Những thực phẩm cũng như gia vị cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt,… đều không tốt cho sức khỏe cả mẹ và bé.
Thực phẩm làm co bóp tử cung
Các loại thực phẩm như mướp đắng, rau ngót, chùm ngây, rau răm,… đều là thực phẩm gây co bóp tử cung, dễ dẫn đến sảy thai mà mẹ tuyệt đối không ăn.
Trong suốt quá trình thai kỳ, mẹ bầu cần theo dõi sự phát triển của thai nhi thật chặt chẽ, đặc biệt là những tháng đầu tiên vô cùng quan trọng. Trên đây là những thắc mắc về vấn đề Tim thai yếu có nguy hiểm không? Những thứ nên ăn và không nên. Mong rằng các mẹ sẽ có được những thông tin để chăm sóc bé tốt hơn. Chúc mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh.
>> Xem thêm: