Kỹ sư điện là một trong những công việc trong nhóm ngành kỹ thuật khá phổ biến hiện nay. Nếu bạn đang quan tâm đến cơ hội việc làm kỹ sư điện, hãy cùng tìm hiểu một số thông tin về vị trí này ngay trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về việc làm kỹ sư điện
Trước khi đến với những việc làm kỹ sư điện như thế nào, hãy cùng tìm hiểu về kỹ sư điện là gì, lương của vị trí này là bao nhiêu. Cụ thể như sau:
Kỹ sư điện là gì?
Kỹ sư điện chính là người phụ trách các nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế các hệ thống điện tại công trình. Bên cạnh đó, các kỹ sư điện cũng cần đảm nhiệm vai trò kiểm tra các yếu tố kỹ thuật, vấn đề liên quan đến hệ thống điện tại công trình.
Cơ hội nghề nghiệp hiện nay của các bạn khi học ngành điện khi ra trường khá cao. Nhu cầu xây dựng các công trình, dự án để phát triển đô thị đang ngày càng tăng cao đã kéo theo nhu cầu tuyển dụng kỹ sư điện cũng ngày càng tăng nhiều hơn.
Nhu cầu tuyển dụng việc làm kỹ sư điện đang tăng cao
Lương kỹ sư điện là bao nhiêu?
Bạn có thể tham khảo về mức lương trung bình của vị trí này như sau:
- Mức lương trung bình: 11.700.000 đồng/tháng.
- Mức lương thấp nhất: 5.000.000 đồng/tháng.
- Mức lương trung bình thấp: 9.300.000 đồng/tháng.
- Mức lương trung bình cao: 14.200.000 đồng/tháng.
- Mức lương cao nhất: 30.000.000 đồng/tháng.
Kỹ năng cần có của kỹ sư điện
Là nhóm ngành kỹ sư liên quan đến kỹ thuật, bạn sẽ cần có những kỹ năng sau đây để có thể hoàn thành được nhiệm vụ của kỹ sư điện. Bao gồm:
- Kỹ năng phân tích: Kỹ năng này giúp bạn có thể phân tích các tình huống xảy ra như thế nào, cách xử lý phù hợp, phân tích được mạng lưới điện được chính xác hơn.
- Kỹ năng lên kế hoạch: Kỹ năng này giúp bạn có thể lập được các bản kế hoạch thi công, kế hoạch liên quan đến vật tư được hiệu quả, phù hợp hơn.
- Kỹ năng liên quan đến việc sử dụng các công cụ kỹ thuật hỗ trợ công việc.
- Có khả năng làm việc nhóm, khả năng chịu được áp lực trong công việc.
- Có sức khỏe tốt bởi ngành kỹ sư điện cũng cần phải thường xuyên đi công tác.
Bạn sẽ cần phải đi công tác nhiều khi làm kỹ sư điện
Nhiệm vụ, việc làm kỹ sư điện hiện nay
Sau khi đã hiểu về khái niệm của kỹ sư điện là gì, hãy cùng tìm hiểu thêm về công việc, nhiệm vụ hàng ngày của vị trí này như thế nào. Cụ thể, việc làm kỹ sư điện cần thực hiện hàng ngày sẽ bao gồm những nhiệm vụ sau:
Thực hiện khảo sát và tìm phương án thi công
Đây là nhiệm vụ đầu tiên và thường gặp của việc làm kỹ sư điện. Với nhiệm vụ này, bạn sẽ cần:
- Khảo sát các công trình ở giai đoạn ban đầu.
- Thực hiện thiết kế bản vẽ, sơ đồ liên quan đến hệ thống điện.
- Cần nắm rõ được kết cấu công trình, từ đó đưa ra được phương án thực thi hệ thống điện phù hợp.
- Cung cấp các thông tin liên quan đến kết cấu công trình có ảnh hưởng đến phương án thi công điện.
Thống kê khối lượng, vật tư liên quan
Sau khi đã có bản vẽ thiết kế hệ thống điện, bạn sẽ cần thực hiện các công việc để hiện thực hóa bản vẽ đó. Cụ thể sẽ cần làm những công việc sau:
- Thực hiện bóc tách, chia nhỏ khối lượng công việc sẽ cần phải thực hiện để hoàn thiện hệ thống điện.
- Đưa ra bảng thống kê liên quan đến vật tư, vật liệu cần thiết cho hệ thống điện đã được thiết kế.
- Lập các dự án liên quan đến thi công, bảo trì hệ thống điện.
- Để thực hiện được nhiệm vụ này, kỹ sư điện cần lưu ý những hạng mục sau đây trong trước khi chuyển phương án qua cho bộ phận thi công:
- Số lượng thiết bị, vật tư cần sử dụng.
- Kích thước đường kính của hệ thống điện.
- Số lượng nhân công, chi phí cần có để thực hiện thi công hệ thống điện của dự án.
- Thời gian từ giai đoạn thiết kế đến hoàn thiện hệ thống điện là bao nhiêu.
Một số nhiệm vụ khác của việc làm kỹ sư điện
Bên cạnh những nhiệm vụ chính trên, kỹ sư điện sẽ cần phải thực hiện thêm một số nhiệm vụ khác sau đây:
- Sử dụng các phần mềm chuyên dụng để tiến hành kiểm tra lại các hạng mục trong bản thiết kế.
- Xử lý những vấn đề liên quan đến mạng lưới điện ngoài chuyên môn thiết kế.
- Liên hệ, tìm hiểu các đơn vị phân phối, cung cấp vật tư liên quan đến hệ thống điện cho công trình.
- Hướng dẫn cho các đơn vị khác thực hiện thi công hệ thống điện đúng với thiết kế ban đầu.
- Giám sát, kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống điện định kỳ để đảm bảo an toàn, xử lý được các vấn đề phát sinh kịp thời.
Kỹ sư điện sẽ thực hiện các công việc liên quan đến hệ thống điện của công trình
Trên đây là những thông tin liên quan đến việc làm kỹ sư điện. Hiện tại, có khá nhiều trang tìm kiếm việc làm miễn phí mà bạn có thể lựa chọn.