Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là hiện tượng dòng máu lên não bị gián đoạn đột ngột gây mất chức năng thần kinh. Đột quỵ do thiếu máu não cục bộ chiếm khoảng 80% tổng số trường hợp đột quỵ. Vậy thiếu máu não là gì? Thiếu máu não dẫn đến bệnh gì? Vì sao thiếu máu não lại gây ra đột quỵ? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau nhé!
1. Cơ thể bị thiếu máu não có biểu hiện gì?
Bệnh thiếu máu lên não không chỉ xảy ra ở những người lớn tuổi, người ở độ tuổi trung niên và thanh niên vẫn có nguy cơ cao mắc phải hiện tượng này. Các dấu hiệu thiếu máu não cục bộ thường không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh khác. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý khi nhận thấy các biểu hiện như:
- Chóng mặt, đau đầu
- Hoa mắt, giảm thị lực
- Chân, tay tê mỏi hoặc có cảm giác ngứa ra
- Đau mỏi vai gáy
- Thức khuya kéo dài
- Đau dọc sống lưng hoặc cảm giác ớn lạnh
2. Vì sao thiếu máu não có thể dẫn đến đột quỵ?
Hoạt động liên tục của các tế bào thần kinh trong não đòi hỏi một nguồn cung cấp năng lượng liên tục. Tế bào thần kinh nhận được năng lượng này bằng cách phá vỡ glucose trong một chuỗi phản ứng dài. Hầu hết năng lượng xuất hiện từ một vài phản ứng cuối cùng, đòi hỏi sự tham gia của oxy. Não nhận cả glucose và oxy qua máu, được tim bơm lên não qua các động mạch.
Nếu lượng máu cung cấp oxy cho não không đủ, các tế bào thần kinh không thể phân hủy hoàn toàn glucose. Điều này dẫn đến kết quả là chúng không có đủ năng lượng cho các hoạt động sống của mình. Bên cạnh đó, sự phân hủy một phần của glucose tạo ra các chất thải có hại. Tình trạng này không chỉ ngăn cản các tế bào thần kinh hoạt động bình thường mà còn có thể làm tổn thương và giết chết chúng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ.
Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não (CVA) vì chúng xuất phát từ những bất thường trong tim hoặc mạch máu, gây giảm lưu lượng máu đến các khu vực trong não hoặc xuất huyết não. Đột quỵ được phân loại dựa trên thời gian của các dấu hiệu và triệu chứng, khác nhau tùy thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương của não. Một cơn đột quỵ do thiếu máu não cục bộ có các dấu hiệu và triệu chứng biến mất trong vòng 24 giờ được gọi là cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA).
Đối với các trường hợp nghiêm trọng hơn, nếu không được điều trị kịp thời, các tế bào não sẽ chết dần đi và khiến hoạt động của não bị ảnh hưởng. Hậu quả là người bệnh có thể gặp phải các biến chứng, méo mặt, liệt chi, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
3. Cách điều trị thiếu máu lên não, phòng ngừa đột quỵ
Để ngăn ngừa nguy cơ bị đột quỵ, trước hết, cần các biện pháp can thiệp, giúp tuần hoàn máu lên não tốt hơn:
- Sử dụng thuốc: Các bác sĩ có thể kê đơn để điều trị chứng thu hẹp động mạch nếu phát hiện ra đây là nguyên nhân gây ra tình trạng máu không lên não.
- Phẫu thuật: với một số trường hợp đặc biệt, bệnh nhân cần phải phẫu thuật để cải thiện tình trạng tuần hoàn máu.
Ngoài ra, các chuyên gia có thể yêu cầu người bệnh điều trị các tình trạng khác có liên quan như:
- Cao huyết áp
- Cholesterol trong máu cao
- Béo phì
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo viên nang Ginkgo biloba phytosome giúp cải thiện suy tuần hoàn não với các biểu hiện chức năng như nhức đầu, chóng mặt và các di chứng tai biến mạch máu não.
Hơn nữa, một lối sống khoa học và chế độ ăn uống hợp lý cũng góp phần giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn, đẩy lùi các dấu hiệu máu không lên não. Ăn nhiều rau xanh, hạn chế thịt đỏ và các chất kích thích, kèm theo rèn luyện thể chất tích cực sẽ giúp cải thiện thể trạng, làm giảm khả năng mắc bệnh thiếu máu não và các bệnh lý liên quan.