Rửa tay trước khi ăn và không ăn rau sống có liên quan gì đến bệnh giun đũa? Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề sinh học này thì hãy theo dõi bài viết!
Giữ bàn tay sạch sẽ là một trong những bước quan trọng nhất mà chúng ta có thể chủ động để tránh nhiều bệnh truyền nhiễm và đặc biệt là tránh các bệnh về giun. Rau sống là thực phẩm vừa cung cấp vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, vừa mang đến vị thanh mát làm tăng hương vị cho bữa ăn. Tuy nhiên nó cũng mang đến những tác hại không mong muốn cho nhiều người như nhiễm các bệnh về giun, đặc biệt là giun đũa. Vậy tại sao cần phải “Rửa tay trước khi ăn và không ăn rau sống có liên quan gì đến bệnh giun đũa?”. Hãy cùng mình tìm hiểu về chủ đề này ngay bây giờ nhé.
Đến ngay mục bạn quan tâm
Rửa tay trước khi ăn và không ăn rau sống có liên quan gì đến bệnh giun đũa
Ở đất cát thường có trứng giun đũa. Khi tay bẩn hoặc rau bẩn có đất bám vào có thể mang theo trứng giun đũa. Không rửa tay trước khi ăn và không rửa rau sống, trong quá trình ăn sẽ có trứng giun. Sau một thời gian ngắn trứng phát triển thành giun đũa. Vì vậy cần rửa tay trước khi ăn để tiêu diệt mầm bệnh do giun sán ký sinh trên tay.
Đặc biệt trong rau sống có rất nhiều mầm bệnh ký sinh rất khó phát hiện bằng mắt thường. Trứng giun nhẹ, có thể bay được trong gió, dễ dính vào tay hoặc các thức ăn sống, nên khi ăn cần phải rửa tay và rau sống thật sạch, ngừa trứng giun theo tay và rau sống vào cơ thể người. Các trung tâm y học khuyên mỗi người nên tẩy giun từ 1 đến 2 lần vì trong cơ thể con người rất dễ bị giun kí sinh thông qua việc sinh hoạt và ăn uống. Vì vậy cần phải tẩy giun thường xuyên để diệt trừ giun đũa cũng như các loại giun khác.
Hơn nữa, giun đũa có tác hại ảnh hưởng rất lớn tới con người. Chúng lấy chất dinh dưỡng trong cơ thể con người, gây tắc ruột, tắc ống mật và tiết độc tố gây hại cho người. Nếu có người mắc bệnh thì nó giống như một ổ truyền bệnh cho cộng đồng. Vì từ người đó sẽ có rất nhiều trứng giun thải ra ngoài môi trường và có nhiều cơ hội đi vào cơ thể người khác.
Nên rửa tay khi nào?
Bạn thực sự cần phải rửa tay thật sạch trước những trường hợp sau:
- Trước khi và sau khi chế biến thức ăn;
- Trước khi ăn;
- Sau khi đi vệ sinh;
- Sau khi chế biến thịt sống;
- Sau khi thay tã cho trẻ;
- Sau khi xì mũi;
- Sau khi đổ rác;
- Sau khi sử dụng hóa chất (kể cả các loại hóa chất tẩy rửa);
- Sau khi chơi đùa với thú cưng;
- Sau khi hút thuốc…
Thực hành rửa tay đúng cách
- Làm ướt tay bằng nước sạch.
- Xoa tay ít nhất 20 giây với xà phòng (khi rửa tay, chú ý các đầu ngón tay, móng tay, ngón cái, cổ tay, các khớp ngón tay).
- Rửa lại bằng nước sạch và lau khô tay bằng khăn sạch, tốt nhất là dùng khăn giấy.
- Trong trường hợp không có xà phòng hoặc chất tẩy rửa để rửa tay, bạn có thể sử dụng than củi để thay thế.
- Trong ngành công nghiệp thực phẩm, cần đảm bảo vệ sinh cá nhân để tránh nhiễm vi khuẩn bằng cách đeo găng tay, móng tay và quần áo sạch. Nếu sử dụng găng tay, chúng nên được thay thường xuyên.
Nguy hiểm tiềm ẩn khi ăn rau sống
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng, trong 8 mẫu rau sống thường dùng, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là giun đũa trên rau là 92,3 -100%. Ngay cả khi đã qua 3 lần rửa và rửa bằng nước rửa chuyên dụng, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn ở mức 51,9-82,6%. Có những loại rau nhiễm ký sinh trùng 100% như cải xoong, cải xanh, cải cúc.
Các loại còn lại như xà lách, rau muống, rau ngót cũng bị nhiễm ký sinh trùng lên tới 92,3%. Các loại rau trên được rửa 3 lần bằng nước sạch theo cách rửa thông thường sau đó đem đi kiểm tra lại. Kết quả cho thấy mức độ nhiễm ký sinh trùng nói chung vẫn ở mức cao, chưa giảm nhiều. Sau lần rửa đầu tiên, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn lên đến 97%, sau lần rửa thứ hai giảm còn 77,9% và sau lần rửa thứ ba xuống 51,9%.

Rửa rau đúng cách để không bị nhiễm giun
Nhiều khuyến cáo cho rằng ăn rau sống có nhiều nguy cơ nhiễm ký sinh trùng. Các loại ký sinh trùng thường gặp trong rau sống là: giun kim, giun móc, trùng roi, sán lá gan, ký sinh trùng amip và đặc biệt là giun đũa. Vì vậy cần thực hiện rửa rau đúng cách bằng một số cách như:
- Cần nhặt và rửa nhiều lần bằng nước sạch, tốt nhất nên rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước là phương pháp hữu hiệu nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và các chất cặn bã hay thuốc trừ sâu vẫn còn trên rau.
- Khi rửa rau, tránh làm dập lá vì sẽ làm giảm lượng vitamin trong rau và còn làm cho hóa chất ngấm vào rau.
- Khi dùng rau sống, để hạn chế “bệnh từ miệng mà vào”, cần đặc biệt lưu ý khi chọn rau xanh, chọn rau an toàn tại các cửa hàng rau sạch được cơ quan chức năng kiểm định.
- Trước khi chế biến rau sống phải rửa tay thật sạch, rửa rau thật sạch bằng nước ozone và rửa nhiều lần.
- Phân loại và tách riêng các loại rau dùng để ăn sống với các loại thực phẩm khác. Rau và thịt cá nên để riêng khi rửa để tránh nhiễm bẩn giữa chúng.
- Có thể trồng xen các loại rau sạch trong vườn, trong các chậu đất quanh nhà để bổ sung nguồn rau an toàn cho gia đình và giảm thêm chi tiêu.
- Ngoài phương pháp ăn rau sống trực tiếp hay món salad, chúng ta có thể ép thành món sinh tố để uống hoặc chế biến món gỏi. Món gỏi nên cho giấm, tỏi và các loại gia vị cay. Một mặt làm tăng mùi vị, mặt khác có tác dụng sát trùng cao.
Rửa rau trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy và dùng thiết bị sát trùng để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh
Những đối tượng không nên ăn rau sống
- Người đang sử dụng thuốc chống đông máu: Những người đang sử dụng thuốc chống đông máu không nên ăn rau sống. Nhất là rau xà lách sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc và liệu trình điều trị. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến đông máu và các biến chứng liên quan bởi thuốc chống đông máu có hàm lượng vitamin K cao. Vì vậy, hãy thận trọng khi bạn đang dùng thuốc này.
- Phụ nữ mang thai: Thực phẩm sống luôn chứa một lượng lớn vi khuẩn, ký sinh trùng có hại chưa được tiêu diệt, là nguy cơ vô cùng nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi khi sức đề kháng còn yếu.
- Người bị đau dạ dày, viêm đại tràng: Người bị đau dạ dày không nên ăn những đồ ăn thức uống gây kích thích niêm mạc dạ dày như rau thơm, rau sống, nước chấm, các loại rau giàu chất xơ, đồ chua, cay. Người bị viêm đại tràng không nên ăn rau sống, vì nhiều loại rau sống có chứa chất xơ không hòa tan như xenlulo, khi ăn vào dễ khiến thành ruột bị “cọ xát”, gây đau rát, chảy máu.
- Người dễ bị cảm lạnh, cảm cúm: Rau sống có chức năng kích thích ăn uống, thúc đẩy tiêu hóa, tuy nhiên những người dễ bị cảm cúm tuyệt đối không nên ăn rau sống vì trong rau sống có chứa một lượng ký sinh trùng lớn như giun kim, giun đũa,…Khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, ký sinh trùng sẽ càng dễ xâm nhập vào cơ thể người bệnh.
Kết luận
Trên đây là những thông tin chính xác về chủ đề: Rửa tay trước khi ăn và không ăn rau sống có liên quan gì đến bệnh giun đũa? Nếu bạn thấy thông tin hữu ích và có những thông tin liên quan khác, hãy để lại bình luận xuống phía dưới cho mọi người cùng tham khảo nhé.