• Du lịch
  • Xe cộ
  • Mang thai
  • Sau sinh
  • Phòng the
  • Đời sống
  • Đầu tư
  • Sức Khỏe
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
Facebook Twitter Instagram
SongKhongGioiHan
  • Du lịch
  • Xe cộ
  • Mang thai
  • Sau sinh
  • Phòng the
  • Đời sống
  • Đầu tư
  • Sức Khỏe
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
SongKhongGioiHan
Home»Mang thai»Nhau tiền đạo là gì? Có phải là bệnh hay không?

Nhau tiền đạo là gì? Có phải là bệnh hay không?

Mang thai By 24 Tháng Một, 2020
Share
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

Những vị trí bình thường của nhau thai là bám mặt trước (ở phía trước thành tử cung), nhau bám mặt sau (ở phía sau thành tử cung), nhau bám ở phía trên thành tử cung, nhau bám ở bên phải hoặc bên trái tử cung. Vậy nhau tiền đạo là gì? Và ảnh hưởng nó tới mẹ và bé là gì? Thì bài viết dưới đây Songkhonggioihan.com sẽ giải đáp cho các mẹ biết vấn đề này nhé!

Đến ngay mục bạn quan tâm

  • 1 Nhau tiền đạo là gì?
  • 2 Ảnh hưởng của nhau tiền đạo?
  • 3 Triệu chứng thường gặp
  • 4 Nguyên nhân dẫn đến nhau tiền đạo.
  • 5 Điều trị nhau tiền đạo
    • 5.1 Điều trị nhau tiền đạo (rau tiều đạo) không xuất hiện triệu chứng.
    • 5.2 Điều trị rau tiền đạo bị xuất huyết.
  • 6 Biến chứng nhau tiền đạo.
    • 6.1 1. Biến chứng cho mẹ
    • 6.2 2. Biến chứng cho con

Nhau tiền đạo là gì?

Nhau tiền đạo là gì? Có phải là bệnh hay không? 1

Bình thường nhau thai thường bám ở vị trí trước hoặc sau thành tử cung. Tuy nhiên, nhau tiền đạo gây ra tình trạng nhau thai bám ở vị trí khác thường trong tử cung. Nhiều trường hợp nhau thai còn bám chặn ở cổ tử cung, đây là nguyên nhân xuất huyết ở tháng cuối thai kỳ.

Tùy vào vị trí bám của nhau mà nhau tiền đạo được chia làm 4 loại:

  • Nhau thai bám thấp: khi bờ bánh nhau bám ở đoạn dưới tử cung, chưa đến lổ trong cổ tử cung
  • Nhau thai bám mép: bờ bánh nhau bám đến lỗ trong cổ tử cung nhưng chưa che kín lỗ trong.
  • Nhau(rau) tiền đạo bán trung tâm: bánh nhau bám ở đoạn dưới tử cung và che kín một phần lỗ trong cổ tử cung.
  • Nhau tiền đạo trung tâm: bánh nhau bám đoạn dưới tử cung và che kín hoàn toàn lỗ trong cổ tử cung.

Ảnh hưởng của nhau tiền đạo?

Nhau tiền đạo bám ở vị trí khác thường trong tử cung làm cản trở đường ra của thai nhi trong lúc chuyển dạ, gây nên tỷ lệ sinh mổ cao hơn. Bên cạnh đó, nhau tiền đạo còn gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm khác như: sinh non, xuất huyết, nghiêm trọng hơn đó là gây tử vong cho cả mẹ và bé.

Nhiều trường hợp thai phụ gặp phải tình trạng nhau tiền đạo, nhưng không xuất hiện những triệu chứng thường thấy. Điều trị nhau tiền đạo còn phụ thuộc vào thể trạng của từng sản phụ.

  • Xem thêm: Tam cá nguyệt và những điều mẹ bầu cần biết

Nhau tiền đạo là gì? Có phải là bệnh hay không? 2

Triệu chứng thường gặp

Khi gặp phải tình trạng nhau tiền đạo, triệu chứng thường gặp nhất là xuất huyết âm đạo bất thường, xảy ra vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Xuất huyết có thể ít hoặc nhiều hoặc có thể tự hết mà không cần can thiệp của bác sĩ. Tuy nhiên, tình trạng này có thể xuất hiện trở lại trong một vài tuần kế tiếp.

Ở một số trường hợp, xuất huyết có thể xảy ra ở trước và sau khi chuyển dạ. Bên cạnh đó, khi bạn gặp phải tình trạng co thắt tử cung là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đã bị nhau tiền đạo.

Ngoài ra, khi gặp phải bất kỳ tình trạng khác thường nào, các mẹ cần đến gặp ngay bác sĩ để có được ý kiến hợp lý và được chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến nhau tiền đạo.

Nhau tiền đạo là gì? Có phải là bệnh hay không? 3

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhau tiền đạo, nhưng chủ yếu là do nhau thai bám vào cổ tử cung nhưng trong quá trình thai kỳ không di chuyển mà lại phát triển tại vị trí cổ tử cung. Bên cạnh đó, cũng có một số nguyên nhân khác như :

  • Có sẹo ở niêm mạc tử cung (do bạn đã từng thực hiện phẫu thuật sinh mổ hoặc phá thai).
  • Bạn hơn 35 tuổi khi mang thai.
  • Bạn đã mang thai nhiều lần trước đó.
  • Tử cung của bạn có hình dạng bất thường.
  • Hút thuốc nhiều cũng dẫn đễn tình trạng nhau tiền đạo.
  • Bạn từng thực hiện phẫu thuật tử cung.

Điều trị nhau tiền đạo

Điều trị nhau tiền đạo (rau tiều đạo) không xuất hiện triệu chứng.

Đối với trường hợp bạn k thấy xuất hiện triệu chứng nhau tiền đạo thì bạn nên đến bệnh viện thăm khám lâm sàn và siêu âm nhau thai để xác định được vị trí bám của nhau.

Sau tuần thứ 20 của thai kỳ, sản phụ nên kiêng quan hệ, những vận động mạnh, giữ tâm trạng thoải mái và nghỉ ngơi nhiều hơn.

Khi bạn thấy các cơn gò tử cung hoặc xuất huyết thì nên nhập viện ngay.

Điều trị rau tiền đạo bị xuất huyết.

Tùy theo mức độ ra máu, và tuần tuổi của thai nhi bác sĩ sẽ đưa ra những cách giải quyết phù hợp. Trong thời gian đó, thai phụ cần phải được nghỉ dưỡng tuyệt đối, không nên hoạt động nhiều.

Tóm lại, nhau tiền đạo rất nguy hiểm, bất kỳ trường hợp nhau tiền đạo nào bị ra máu, chị em cần đến gặp bác sĩ ngay để tìm ra giải pháp kịp thời.

Biến chứng nhau tiền đạo.

1. Biến chứng cho mẹ

Nhau tiền đạo sẽ gây chảy máu và xuất huyết ồ ạt khi có sự bong tách và va chạm tử cung. Do vậy khi không được chẩn đoán kịp thời và theo dõi tại bệnh viện sẽ dẫn đến tử vong.

Nhau tiền đạo dẫn đến nguy cơ cắt tử cung, ảnh hưởng đến chuyện sinh sản sau này.

2. Biến chứng cho con

Tình trạng nhau bám thấp trong tử cung có thể gây ra xuất huyết âm đạo, nhau bong non dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.

Nguy cơ tử vong sau sinh.

Trẻ sơ sinh bị thiếu máu.

Trên đây là tất cả những nguy hiểm, cũng như nguyên nhân về nhau tiền đạo. Mong rằng các chị em sẽ bỏ túi cho mình những thông tin hữu ích để giữ an toàn cho cả mẹ và con.

Xem thêm:

  • Thai 34 tuần là bao nhiêu tháng
  • Mang thai 3 tháng giữa cần chú ý những gì
Đánh giá post
Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Canh trứng để sinh con trai có chính xác không? 

Siêu âm có túi thai nhưng chưa thấy phôi thai nguyên nhân do đâu?

Bạn có biết sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì biết có thai?

Leave A Reply Cancel Reply

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Bàn học thông minh là gì và có nên mua cho bé không?

27 Tháng Một, 2023By songkhonggioihan

Tư thế ngồi học không đúng cách hoặc ngồi lâu trước máy tính mà không…

Dấu hiệu và cách phòng tránh 5 căn bệnh thường gặp ở độ tuổi trung niên

13 Tháng Một, 2023

50+ Bức ảnh hoa đào tuyệt đẹp dành cho bạn chiêm ngưỡng

28 Tháng Mười Hai, 2022

Trường Tuyền top 10 công ty sửa chữa nhà quận Tân Bình uy tín chất lượng

23 Tháng Mười Hai, 2022

Top những mẫu lan can ban công kính hiện đại, chất lượng nhất năm 2023

15 Tháng Mười Hai, 2022

Blogger Khánh Vy chia sẻ những câu chuyện về du lịch cuộc sống trên Danhgiatot

6 Tháng Mười Hai, 2022

Phần mềm CRM hệ thống quản lý khách hàng toàn diện tốt nhất

8 Tháng Mười Một, 2022

Dịch vụ dọn nhà trọn gói và những lưu ý cần biết

8 Tháng Mười Một, 2022
VỀ CHÚNG TÔI

Tại đây bạn có thể cập nhật cho mình các thông tin về sức khỏe nhanh nhất, chính xác nhất để bảo vệ bạn và gia đình. Không chỉ tin tức về sức khỏe, tại đây bạn còn có thể tiếp cận những thông tin khác trong nhiều lĩnh vực của đời sống.


DMCA.com Protection Status

Facebook Twitter Instagram Pinterest
ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

Gửi Hàng Đi Trung Quốc An Toàn – Nhanh Chóng – Giá Rẻ

22 Tháng Mười, 2021

Cùng Navicom tìm hiểu về Camera nghị định 10

1 Tháng Tám, 2022

Bà bầu uống nước dừa từ tháng thứ mấy để tốt cho cả mẹ và bé

6 Tháng Một, 2020
CHUYÊN MỤC NỔI BẬT
  • Cây thuốc (3)
  • Du lịch – Khám phá (19)
  • Đầu tư (16)
  • Đời sống (84)
  • Giáo dục (37)
  • Làm Đẹp (4)
  • Mang thai (41)
  • Phòng the (25)
  • Sau sinh (12)
  • Sức khỏe nam giới (7)
  • Sức khỏe phụ nữ (32)
  • Xe cộ (14)
© 2021 songkhonggioihan.com. Designed by Sống Không Giới Hạn.
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách
  • Điều khoản

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.