Thanh toán bằng thẻ tín dụng đang trở thành xu hướng mới trong chi tiêu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, nhiều khách hàng còn băn khoăn quy trình mở thẻ tín dụng như thế nào và mất bao lâu. Cùng MB Bank đọc bài viết sau để tìm câu trả lời nhé!
Mở thẻ tín dụng như thế nào?
Hồ sơ mở thẻ tín dụng
Để quá trình mở thẻ tín dụng diễn ra thuận lợi, bạn hãy chuẩn bị trước các giấy tờ sau:
- Giấy chứng minh thông tin cá nhân như: CMND/CCCD/hộ chiếu, chứng minh quân đội.
- Giấy chứng minh thông tin cư trú: Bản sao sổ hộ khẩu, giấy phép lái xe.
- Giấy chứng minh nơi sinh sống hiện tại: Sổ đăng ký tạm trú, hóa đơn dịch vụ/sao kê lương/sao kê thẻ tín dụng.
- Giấy chứng minh công việc: Giấy phép kinh doanh, hợp đồng lao động, quyết định tăng lương/thăng chức.
- Giấy chứng minh tài chính: Sao kê tài khoản lương, hợp đồng bảo hiểm, hóa đơn/biên lai, giấy tờ sở hữu tài sản cố định, hình ảnh thẻ và sao kê thẻ tín dụng của ngân hàng khác (nếu khách hàng sở hữu dưới 3 thẻ tín dụng ở ngân hàng khác), bảng kê lương/phiếu lương/giấy xác nhận lương (nếu khách hàng đang làm việc tại các cơ quan nhà nước).
Mở thẻ tín dụng như thế nào?
Hồ sơ mở thẻ tín dụng bao gồm những gì?
Quy trình thẩm định hồ sơ
- Khả năng thanh toán dư nợ của chủ thẻ: Ngân hàng căn cứ vào các giấy tờ chứng minh để xác định bạn có khả năng hoàn trả lại số tiền đã chi tiêu và không quá hạn thanh toán dư nợ.
- Tiềm lực tài chính: Ngân hàng sẽ tiến hành xem xét khả năng tài chính của bạn có đạt mức tối thiểu theo quy định của đơn vị phát hành thẻ hay không.
- Đánh giá tài sản đảm bảo: Nếu bạn sở hữu các tài sản cố định như nhà, bất động sản, xe,… thì khả năng hồ sơ đạt tiêu chuẩn khá cao.
Ngoài ra, việc thẩm định hồ sơ còn giúp ngân hàng xác minh tính chính xác các thông tin và đưa ra quyết định có cấp thẻ hay không và hạng thẻ sẽ cấp cho khách hàng.
Quy trình mở thẻ tín dụng như thế nào tại ngân hàng MB Bank?
Quá trình thẩm định hồ sơ tại ngân hàng.
Kết quả thẩm định
- Hồ sơ được chấp nhận: Trước tiên, hồ sơ của bạn phải đáp ứng các điều kiện của ngân hàng. Sau đó ngân hàng quyết định hạng thẻ và hạn mức tín dụng sẽ cung cấp cho bạn.
- Hồ sơ không đạt chuẩn: Nếu hồ sơ không đạt các điều kiện do ngân hàng đưa ra sẽ không được cấp thẻ. Đồng thời, ngân hàng sẽ gửi thông báo đến bạn.
Phát hành thẻ
Nếu hồ sơ đủ điều kiện, ngân hàng sẽ tiến hành tạo thông tin chủ thẻ trên hệ thống quản lý và mã hóa thông tin sau đó đưa thẻ vào sử dụng.
Cách mở thẻ tín dụng như thế nào?
Phát hành thẻ tín dụng tại MB Bank
Làm thẻ tín dụng mất bao lâu?
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, quy trình mở thẻ tín dụng mất bao lâu? Tuy vào ngân hàng phát hành thẻ và hình thức đăng ký (trực tiếp hoặc trực tuyến) mà thời gian mở thẻ sẽ dao động khác nhau.
Nếu mở thẻ tại chi nhánh ngân hàng, bạn sẽ mất khoảng 10 -15 phút. Tuy nhiên, nếu chọn phương thức đăng ký mở thẻ trực tuyến, bạn chỉ cần dành từ 3 – 5 phút để đăng ký mở thẻ mà không phải chờ đợi đến lượt.
Sau khi quá trình đăng ký mở thẻ hoàn tất, ngân hàng sẽ cấp giấy hẹn xác nhận thời gian bạn đến lấy thẻ. Thông thường, sau quy trình đăng ký các ngân hàng thường sẽ mất khoảng 5 – 7 ngày để trao thẻ cho khách hàng.
Làm thẻ tín dụng có tốn phí không?
Mỗi ngân hàng sẽ có các mức phí khác nhau. Hiện nay, phí mở thẻ thường dao động trong khoảng 100 – 300 ngàn đồng. Ngoài ra, mức phí này còn phụ thuộc vào hạng thẻ và hạn mức tín dụng mà bạn được cung cấp. Bên cạnh đó, mức phí khi mở thẻ tín dụng quốc tế sẽ cao hơn so với thẻ nội địa.
Hiện nay, các ngân hàng thu hút khách mở thẻ tín dụng bằng cách tung ra nhiều chương trình ưu đãi như mở thẻ miễn phí. Tuy nhiên, bạn sẽ mất một khoảng phí từ 50 – 100 ngàn đồng tùy vào mỗi ngân hàng khi chuẩn bị hồ sơ, phí phát sinh này thường là chi phí sao kê tài khoản thẻ.
Bạn nên tìm hiểu và lắng nghe sự tư vấn từ những người thân quen để lựa chọn được ngân hàng phù hợp và tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, bạn cần cân nhắc những tiện ích, ưu đãi đi kèm và lãi suất phát sinh để đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất.
Quy trình mở thẻ tín dụng như thế nào tại MB Bank
Phí làm thẻ tín dụng là bao nhiêu?
Những mức phí phát sinh thường sẽ bao gồm:
Phí thường niên: Đây là khoản phí được tính theo năm để duy trì thẻ tín dụng.
Phí rút tiền thẻ tín dụng: Đây là khoản phí sẽ phát sinh nếu bạn sử dụng thẻ ngân hàng để rút tiền. Mức phí này khoảng 4%/số tiền mặt đã rút. Đồng thời, bạn phải chịu mức lãi suất cao khi dùng thẻ tín dụng để rút tiền mặt.
Các loại phí khác: Phí chuyển đổi ngoại tệ, phí sao kê báo cáo, phí trễ hạn thanh toán dư nợ.
Lời kết
Hy vọng bài viết do MB Bank tổng hợp đã giải đáp được thắc mắc mở thẻ tín dụng như thế nào, mất bao lâu và các chi phí khi mở thẻ của khách hàng. Thủ tục mở thẻ vô cùng đơn giản và nhanh chóng tuy nhiên bạn cần tìm hiểu chính sách của từng ngân hàng để có quyết định đúng đắn nhất. Theo dõi MB Bank ngay để không bỏ lỡ các thông tin hay về tài chính!