Chủ đầu tư sẽ phải tiến hành báo cáo tổng hợp về hồ sơ thẩm định xây dựng khi tiến hành thẩm định xây dựng công trình. Vậy mẫu báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư là gì? và sẽ bao gồm những nội dung nào?
Đến ngay mục bạn quan tâm
Những điều nên biết về mẫu báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư?
Đây là mẫu báo cáo được dùng khi tiến hành thẩm định công trình của các chủ đầu tư. Trong đó sẽ nêu rõ về tên của cơ quan thẩm định, tên chủ đầu tư cùng với trình báo cáo tổng hợp thiết kế và dự toán xây dựng công trình, phần nội dung báo cáo (gồm chứng chỉ hành nghề và thông tin năng lực của chủ nhiệm, những thiết kế, khảo sát lập dự toán xây dựng công trình, thống kê về các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng trong hồ sơ thiết kế …)
Mục đích của mẫu báo cáo tổng hợp về hồ sơ thẩm định
Mẫu báo cáo được dùng cho các chủ đầu tư khi muốn báo cáo tổng hợp về một hồ sơ thẩm định xây dựng công trình của mình đang thực hiện cho cơ quan thẩm định biết. Biểu mẫu được ban hành sẽ thường kèm theo Thông tư số 18/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng, trong thông tư sẽ quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và dự toán xây dựng công trình.
Đây là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền thẩm định về hồ sơ trình thẩm định của công trình xây dựng đó.
Mẫu báo cáo tổng hợp về hồ sơ trình thẩm định xây dựng công trình

Hướng dẫn soạn thảo mẫu báo cáo
(1): Điền tên của cơ quan thẩm định
(2): Điền tên chủ đầu tư muốn thẩm định báo cáo
(3): Điền vào nội dung báo cáo
(4): Điền thêm các chủ nhiệm khảo sát xây dựng
(5): Điền vào phần chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng công trình
Quy định về thẩm định xây dựng của một công trình
Dựa theo cơ sở pháp lý là Thông tư 18/2016/TT- BXD
Thứ nhất, trình tự thẩm định dự án dựa trên Điều 5 của thông tư
– Người đề nghị thẩm định phải có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trước khi bắt đầu thẩm định.
– Trình thẩm định dự án đầu tư:
+ Nếu dự án dùng vốn ngân sách nhà nước: hồ sơ cần thẩm định được gửi đến cơ quan chuyên môn để phân cấp thẩm định;
+ Nếu dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách: gửi đến cơ quan chuyên môn về xây dựng phân cấp để thẩm định TKCS và gửi đến cơ quan chuyên môn trực thuộc người ra quyết định đầu tư để thực hiện thẩm định các nội dung khác
+ Nếu như dự án sử dụng vốn khác: hồ sơ sẽ được đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp để thẩm định TKCS, đối với dự án đầu tư có công trình cấp đặc biệt, cấp I, các công trình công cộng, công trình mà sẽ ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn cộng đồng. Các cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định các nội dung khác của Báo cáo.
– Thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau khi thiết kế cơ sở và dự toán xây dựng công trình:
+ Với các công trình thuộc dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Hồ sơ cần trình thẩm định sẽ được gửi đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo các phân cấp để thẩm định;
+ Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách: sẽ được gửi đến cơ quan chuyên môn để phân cấp thẩm định. Với phần thiết kế công nghệ, thiết kế của công trình cấp IV hoặc công trình xây dựng lưới điện trung áp, hồ sơ trình thẩm định sẽ được gửi đến cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư để tiến hành thẩm định;
+ Đối với công trình của dự án sử dụng vốn khác sẽ được các cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định theo quy định bởi Khoản 1 Điều 26 của Nghị định 59/2015/NĐ-CP:
– Quá trình thực hiện thẩm định tiến hành theo trình tự, nội dung quy định từ Điều 5 đến Điều 9 của Thông tư 18/2016/Tt- BXD
Như vậy, trình tự thẩm định dự án công trình xây dựng được chia thành nhiều trường hợp: các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, sử dụng vốn khác và dự án còn lại không thuộc đối tượng thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng, các cơ quan chuyên môn trực thuộc người đưa ra quyết định đầu tư thẩm định cho toàn bộ các nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo về kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng. Còn đối với mỗi trường hợp thì sẽ có những hồ sơ, tài liệu đính kèm theo khác nhau và được tiến thành theo những trình tự, thủ tục khác nhau theo đúng quy định của pháp luật,
Thứ hai về hồ sơ trình thẩm định dự án Điều 6 Thông tư 18/2016/TT- BXD

Người đề nghị thẩm định trình: một (01) bộ hồ sơ (hồ sơ gốc) gửi đến cơ quan thẩm định theo quy định tại Điều 5 của Thông tư để tổ chức thẩm định. Nếu như cần lấy ý kiến phối hợp của các cơ quan, tổ chức ban ngành có liên quan, thì cơ quan thẩm định sẽ yêu cầu người trình thẩm định bổ sung.
Hồ sơ trình thẩm định phải đảm bảo tính pháp lý, phù hợp với nội dung đề nghị thẩm định. Hồ sơ trình thẩm định được xem là hợp lệ nếu bảo đảm các nội dung theo quy định tại Khoản 3, 4, 5 của Điều 6 Thông tư 18/2016/TT- BXD, trình bày theo đúng quy cách, bằng tiếng Việt hoặc song ngữ (ngôn ngữ chính là tiếng Việt) đã được thẩm định kiểm tra và đóng dấu xác nhận.
Hồ sơ trình thẩm định dự án, thiết kế cơ sở bao gồm: Tờ trình thẩm định và danh Mục hồ sơ trình thẩm định theo các quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP.
Hồ sơ trình thẩm định một Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng sẽ bao gồm: Tờ trình thẩm định và danh Mục hồ sơ cần thẩm định theo đúng quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục II, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP.
Trên đây là toàn bộ các thông tin về mẫu báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư, từ đó chúc bạn có thêm thông tin để có thể hoàn thành mẫu báo cáo một cách nhanh và chính xác nhất.