3 tháng giữa thai kỳ là thời điểm thai nhi phát triển rất nhanh, do đó, thai phụ cần chú ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý. Những kinh nghiệm mang thai 3 tháng giữa được bật mí trong bài viết này sẽ giúp mẹ bầu nắm rõ các quy tắc cần thiết để thai nhi có thể phát triển tốt nhất.
Đến ngay mục bạn quan tâm
Kinh nghiệm mang thai 3 tháng giữa cho mẹ bầu?
Mang thai 3 tháng giữa chính là khoảng thời gian vô cùng tuyệt vời và hạnh phúc trong giai đoạn thai kỳ của mẹ bầu. Thời điểm này, sức khỏe của mẹ và bé sẽ được đảm bảo hơn so với khi mới mang thai, tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý những kinh nghiệm mang thai 3 tháng giữa nên kiêng gì để bé khỏe mạnh sau đây.
Chú ý cẩn trọng khi có những dấu hiệu lạ
Dù rằng những dấu hiệu mệt mỏi, khó chịu, ốm nghén hay nguy cơ dẫn đến sảy thai đã lùi xa vào 3 tháng giữa thai kỳ, nhưng bạn cũng không nên thản nhiên bởi những yếu tố bất ngờ, các dấu hiệu lạ trong những điều cần biết khi mang thai 3 tháng giữa sau đây sẽ là những tín hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải vấn đề có thể làm xáo trộn thai kỳ và gây ra hiện tượng sinh non hay thai lưu nguy hiểm.
- Thường xuyên chóng mặt, hoa mắt, đau đầu và phát hiện thị lực ngày càng kém.
- Khắp cơ thể, đặc biệt là mắt, tay, chân bị sưng, phù nề và tê nghiêm trọng.
- Âm đạo bị rỉ nước khó chịu hay có dấu hiệu xuất huyết.
- Không thấy thai nhi chuyển động, bụng bỗng nhiên bị gò cứng và thường xuyên xuất hiện các cơn đau quặn, khó chịu.
Giai đoạn hạnh phúc trong cơ thể của mẹ
Cẩm nang bà bầu 3 tháng giữa, thường là ở tuần thứ 16 – 20, bạn sẽ dần dần cảm nhận được sự di chuyển của thai nhi trong bụng. Cân nặng trong 3 tháng giữa này cũng sẽ có dấu hiệu tăng lên trông thấy, bụng mẹ sẽ bắt đầu xuất hiện rõ hơn so với 3 tháng đầu. Đặc biệt thời điểm này, các hiện tượng như nghén, mệt mỏi, khó chịu đã đi qua, bạn có thể thoải mái ăn uống những gì mình thích mà không cần phải lo lắng đến vấn đề giữ dáng.
Ngoài ra, bạn còn có thể tận dụng 3 tháng giữa thai kỳ để làm những gì mình thích như đi chơi đến những địa danh nổi tiếng, giải trí và tận hưởng cuộc sống xung quanh để tạo niềm vui cho thai nhi và giúp quá trình mang thai của mình được thoải mái, tràn ngập năng lượng. Đây sẽ là một cơ hội tuyệt vời để bạn được thư giãn và tận hưởng cuộc sống khi đang mang trên mình thiên chức của một người mẹ.
Mang thai 3 tháng giữa cần chú ý những gì?
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Ở 3 tháng giữa thai kỳ, thai nhi trong bụng mẹ sẽ cần phải bổ sung một lượng dinh dưỡng rất lớn để có thể phát triển hoàn thiện, đặc biệt là canxi. Ngoài ra, 3 tháng này là thời gian mà não bộ thai nhi phát triển mạnh mẽ, vì vậy bạn cũng nên chú ý để bổ sung đầy đủ chất béo, DHA, Omega 3 và các loại vitamin để đảm bảo phát triển hệ thần kinh, các cơ quan, các bộ phận trên cơ thể trẻ được diễn ra một cách tốt nhất. Các mẹ có thể tham khảo qua những món ăn ngon dinh dưỡng dồi dào cho bà bầu để bổ sung vào thực đơn mỗi ngày nhé!
Xem thêm: Mẹ bầu nên ăn gì để con thông minh

Để ý tới “cô bé”.
Trong khoảng thời gian mang bầu, các hormone trong thai nhi sẽ tác động và làm mất đi sự cân bằng tự nhiên của các loại vi khuẩn có trong âm đạo, điều này sẽ khiến cho các mẹ bầu thường xuyên có nguy cơ bị viêm nhiễm vùng kín.
Trong một số trường hợp nhiễm nấm nặng như strep B âm đạo, có thể khiến bạn bị viêm nhiễm tiết niệu, gây vỡ nội mạc tử cung hoặc nguy hiểm hơn là làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non…
Tập thể dục
Những động tác vận động thể dục nhẹ nhàng không chỉ giúp bạn tăng cường sức khỏe mà nó còn tạo bước đệm để giúp quá trình vượt cạn của bạn được diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn. Ngoài ra, việc bạn tập thể dục thường xuyên và đều đặn trong quá trình mang thai sẽ còn có thể khiến thai nhi tăng cường trí thông minh, rất tốt cho não bộ.

Lựa chọn tư thế ngủ phù hợp
Ngay từ tuần thứ 21, bạn sẽ bắt đầu cần quan tâm đến tư thế ngủ của mình để đảm bảo sự an toàn cho bé yêu trong bụng. Bạn nên nằm nghiêng về bên trái để giảm bớt áp lực cho thai nhi và thoải mái cho xương sống của mình. Tìm kiếm các loại gối dành cho bà bầu ngon giấc và sử dụng để tốt cho sức khỏe cả mẹ lẫn con.
Mỗi giai đoạn của thai kỳ đều rất quan trọng, sinh hoạt của mẹ đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Trên đây là những điều mẹ cần chú ý ở thai kỳ tuần thứ 14. Chúc các mẹ có một thai kỳ vui vẻ và khỏe mạnh!
Nguồn: https://songkhonggioihan.com/