Bất kỳ một doanh nghiệp nào thì việc thực hiện các dự án đầu tư sẽ có thể khai thác được tiềm năng và lợi thế cho doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Và để có thể quyết định một dự án có thể đầu tư được hay không thì cần phải cân nhắc và xem xét phương pháp lựa chọn dự án đầu tư theo NPV.
Đến ngay mục bạn quan tâm
Làm sao để lựa chọn dự án đầu tư theo NPV?
Dự án đầu tư là một quá trình hoạt động sử dụng vốn để hình thành và tạo nên những tài sản cần thiết với mục đích phục vụ thu lợi nhuận trong khoảng thời gian dài trong tương lai. Đầu tư trong các dự án thường sẽ là những dự án đầu tư dài hạn.
Đặc trưng nổi bật của đầu tư dài hạn
Khi đầu tư thì phải số vốn ban đầu là một số tiền lớn.
Thời hạn thu hồi vốn thương mang tính chất dài hạn
Các khoản thu nhập, doanh th trong tương lai do dự án đầu tư có khả năng đem lại thường không chắc chắn nên việc đầu tư sẽ luôn gắn với rủi ro và mạo hiểm. Với thời gian đầu tư càng dài thì rủi ro càng lớn, vì vậy mà các nhà đầu tư phải có biện pháp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro.
Mục tiêu chính mà doanh nghiệp hướng tới là đầu tư đạt được hiệu quả kinh tế, tối đa hoá lợi nhuận .
Các loại dự án đầu tư: 2 loại
- Dự án loại bỏ lẫn nhau (hay là dự án xung khắc): đây là loại dự án mà doanh nghiệp chỉ được lựa chọn 1 dự án và còn các dự án khác sẽ bị loại bỏ. Nếu đầu tư vào dự án này thì sẽ phải từ chối những dự án khác.
- Dự án độc lập (dự án tối ưu) là các dự án mà khi thực hiện sẽ không làm ảnh hưởng gì đến các dự án khác, có thể quyết định chọn cả hai dự án cùng lúc nếu như doanh nghiệp có đủ điều kiện để đầu tư.
Quy trình đánh giá và lựa chọn dự án để đầu tư

Phải đánh giá được hiệu quả đầu tư thì mới có thể đưa ra một quyết định đầu tư cụ thể. Hiệu quả của đầu tư sẽ được thể hiện trong mối quan hệ giữa lợi ích thu được do khoản đầu tư mang lại và liệu lợi ích đó có tương xứng với chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra ban đầu tư hay không. Các bước của quá trình để ra quyết định đầu tư bao gồm:
Bước 1: Hãy tính toán dòng tiền vào và dòng tiền ra của dự án đầu tư.
Bước 2: Xác định mức phí sử dụng vốn bình quân (lãi suất) của dự án.
Bước 3: Sử dụng các phương pháp đánh giá hiệu quả dự án.
Bước 4: Đưa ra quyết định chấp nhận hoặc loại bỏ dự án.
Một số phương pháp thường gặp để đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư
Nội dung của phương pháp lựa chọn dự án đầu tư sẽ dựa trên cơ sở so sánh giữa tỷ suất lợi nhuận (TSLN) bình quân vốn đầu tư với tỷ suất sinh lời.
Với một dự án độc lập, nếu TSLN bình quân lớn hơn tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư thì có thể.
Với các dự án xung khắc, xét xem dự án nào có TSLN bình quân vốn đầu tư cao hơn sẽ được thực hiện dự án đó.
Tỷ suất lợi nhuận thuần bình quân vốn đầu tư là một mối quan hệ giữa số lợi nhuận bình quân hàng năm do dự án đem lại và số vốn đầu tư bình quân hàng năm trong suốt thời gian bỏ vốn để đầu tư. Số vốn đầu tư hàng năm sẽ được xác định là số vốn đầu tư luỹ kế ở thời điểm cuối năm trước được trừ đi số khấu hao tài sản cố định lũy kế ở đầu mỗi năm sau.
Ưu điểm:
- Cách tính đơn giản và dễ dàng
- Có thể tính đến tổng thể lợi nhuận ròng và vốn đầu tư trong suốt tuổi thọ của dự án.
Hạn chế: phương pháp này chưa tính đến các thời điểm khác nhau nhận được lợi nhuận ở tương lai của mỗi dự án.
Phương pháp tính thời gian hoàn vốn đầu tư (PP)

Nội dung của phương pháp này đánh giá, lựa chọn các dự án trên cơ sở xem xét thời gian hoàn (thu hồi) vốn đầu tư. Thời gian hoàn vốn đầu tư sẽ là khoảng thời gian cần thiết để dự án tạo ra dòng tiền thuần bằng chính số vốn đầu tư ban đầu dùng để thực hiện dự án.
Trường hợp 1: Nếu dự án tạo ra chuỗi tiền tệ thu nhập đều hằng năm thì thời gian thu hồi vốn được xác định bằng vốn đầu tư ban đầu (hoặc dòng tiền thuần hàng năm) của dự án.
Trường hợp 2: Nếu dự án đầu tư tạo ra chuỗi tiền tệ thu nhập không ổn định ở các năm thì thời gian thu hồi vốn đầu tư được xác định bằng cách:
Để có thể xác định số năm thu hồi vốn theo cách tính số vốn đầu tư còn phải thu hồi ở cuối năm thì sẽ lấy số vốn đầu tư chưa thu hồi ở cuối năm trước trừ đi dòng tiền thuần trong năm nay.
Trường hợp vốn đầu tư còn phải thu hồi ở cuối năm nào đó nhỏ hơn dòng tiền thuần của dự án đầu tư ở năm kế tiếp thì lấy số vốn đầu tư chưa thu hồi chia cho dòng tiền thuần bình quân 1 tháng của năm kế tiếp, từ đó tìm ra số tháng còn phải tiếp tục thu hồi vốn.
Với cách tính trên thì ta sẽ tính được số năm và số tháng thu hồi được vốn, đối chiếu được thời gian hoàn vốn các dự án với thời gian hoàn vốn tối đa doanh nghiệp có thể chấp nhận được. Từ đó có thể loại bỏ những dự án có thời gian hoàn vốn so với tiêu chuẩn. Với những dự án xung khắc, thì thời gian hoàn vốn ngắn sẽ được doanh nghiệp sẽ lựa chọn.
Ưu điểm: Dễ tính, phù hợp khi xem xét các dự án đầu tư quy mô vừa và nhỏ muốn thu hồi vốn nhanh.
Hạn chế: chú trọng vào lợi ích ngắn hạn hơn dài hạn cũng không chú trọng tới yếu tố giá trị thời gian của tiền tệ.
Đối với các dự án có mức sinh lợi chậm như dự án sản xuất nhập khẩu mới thì sẽ là phương pháp không phù hợp. Vì thời kỳ hoàn vốn ngắn chưa chắc là một sự hướng dẫn chính xác để lựa chọn dự án.
Như vậy để khắc phục thì người ta sử dụng phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu để đưa các khoản thu chi về giá trị hiện tại để tính thời gian hoàn vốn.
Với cách lựa chọn dự án đầu tư theo NPV chúc cho bạn sẽ có thể sớm tìm kiếm cho mình một dự án thật hợp lý.