Tai biến hoặc đột quỵ là tình trạng bệnh lý nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng con người. Không những thế, di chứng tai biến mạch máu não cũng sẽ gây ra những tổn thương về sức khoẻ, tâm lý người bệnh. Vậy nên chăm sóc người bệnh như thế nào? Bài viết sau đây sẽ là câu trả lời dành cho bạn.
Di chứng tai biến mạch máu não là gì?
Tai biến mạch máu não (hay còn được gọi là đột quỵ) được xem là một dạng tổn thương ở não bộ. Nó xảy ra khi não không được cung cấp đủ oxy do dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn do nhiều lý do khác nhau. Tình trạng bị thiếu oxy và các chất dinh dưỡng khiến tế bào não chết nhanh. Vậy nên là, khi các cơn đột quỵ xảy ra nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời có thể để lại di chứng nặng nề, thậm chí là đột tử.
Còn nếu vượt qua cơn nguy, người bệnh vẫn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Dưới đây là một số di chứng nguy hiểm của tai biến mạch máu não:
- Liệt nửa người hoặc mất cảm giác toàn thân.
- Khó khăn trong việc nói hoặc nuốt, nói ngọng, nói lắp, nhiều trường hợp không nói được.
- Rối loạn nhận thức, sa sút trí tuệ, gặp khó khăn trong việc suy nghĩ, lý luận, phán đoán chậm chạp, hay quên, suy giảm hoặc thậm chí mất trí nhớ.
- Rối loạn cảm xúc: mất khả năng kiểm soát cảm xúc, dễ dẫn đến trầm cảm.
- Đau nhức toàn thân hoặc vài khu vực: Xuất hiện ở các bộ phận bị ảnh hưởng bởi tai biến mạch máu não.
- Giảm hoặc mất khả năng tự chăm sóc bản thân mình: người bệnh sẽ có thể gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày thậm chí chỉ có thể nằm một chỗ nếu gặp tai biến nặng.
Di chứng tai biến mạch máu não có phục hồi được không?
Bên trên là những thông tin về di chứng tai biến mạch máu não mà người bệnh có thể sẽ phải đối mặt. Có thể thấy căn bệnh này gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh về sau rất nhiều. Vậy tình trạng di chứng này có thể được phục hồi hay không? Người bệnh sau tai biến mặt máu não liệu có cơ hội để sống một cuộc đời bình thường hay không?
Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân có thể phục hồi được các di chứng tai biến mạch máu não tuy nhiên chỉ ở mức độ vừa phải và không thể lành hẳn 100% như người bình thường. Các bác sĩ không thể khẳng định chắc chắn về khả năng phục hồi hoàn toàn của các bệnh nhân đột quỵ. Để xác định được khả năng bình phục của mỗi người, chúng ta cần dựa vào các yếu tố như: vị trí, kích thước tổn thương tại não bộ, người bệnh có tiền sử mắc bệnh nền nào hay không, tuổi của bệnh nhân cao hay thấp,…
Ngoài ra yếu tố quyết định còn nằm ở việc những người được phát hiện và cấp cứu kịp thời sẽ có tỷ lệ bình phục cao hơn hẳn. Đó là lý do vì sao bệnh nhân tai biến mạch máu não cần được đi cấp cứu càng sớm càng tốt.
Cách chăm sóc người bị tai biến mạch máu não
Sau đây là những vấn đề cần chăm sóc cho người bệnh tai biến mạch máu não tại nhà:
- Chăm sóc tâm lý: luôn ủng hộ tinh thần và bên cạnh người bệnh trong những lúc khó khăn để hạn chế vấn đề suy sụp tinh thần, trầm cảm.
- Chăm sóc dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh: ăn uống đầy đủ các dưỡng chất và bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho não bộ, tuần hoàn máu.
- Chăm sóc vệ sinh: hỗ trợ người bệnh tắm rửa, thay đồ và đi vệ sinh
- Với trường hợp bị tai biến nặng không thể tự vận động, bạn cần giúp bệnh nhân chuyển tư thế mỗi 3 giờ một lần để giúp bệnh nhân không bị lở loét.
- Nếu bệnh nhân không phải dùng ống thông, mỗi bữa ăn, bệnh nhân cần được kê gối sau lưng để nửa ngồi, nửa nằm.
- Sử dụng đệm hơi hoặc đệm nước trong trường hợp người bệnh có liệt chi, đệm và giường phải bằng phẳng, Giường phải có thanh chắn để dự phòng té ngã, đầu giường có thể nâng cao được, sử dụng thêm gối để chống đỡ và cố định phần lưng đầu khi nằm nghiêng và chêm lót những vùng tì đè có nguy cơ lở loét da. Nên bố trí giường ở nơi thoáng mát, có ánh nắng mặt trời , không ẩm thấp và tránh gió lùa