Hiện nay, Việt Nam là một nước đang trên đề phát triển mạnh và có nhiều tiềm năng để thu hút sự phát triển của những nguồn đầu tư nước ngoài. Để làm được điều này thì chắc chắn phải có những chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam.
Đến ngay mục bạn quan tâm
Những chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam
Mục đích của chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đồng nghĩa với việc mở cửa cơ chế của thị trường để các nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội kinh doanh và phát triển tại Việt Nam. Nhà nước sẽ ban hành các chính sách đầu tư nhằm khuyến khích sự phát triển kinh tế, thu hút các nguồn vốn FDI, tiếp tục nâng cấp và cải thiện cơ sở hạ tầng kém phát triển, nâng cao trình độ, tay nghề của người lao động Việt Nam.
Vì vậy, những chính sách về ưu đãi, khuyến khích đầu tư cần được ban hành trong bối cảnh phát triển và hội nhập kinh tế thế giới.
Chính sách cụ thể để thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam
Thời đại hội nhập kinh tế toàn cầu, mở cửa đất nước để thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài thì cần phải có những chính sách cụ thể để khuyến khích đầu tư và phát triển kinh tế. Đồng thời cần cải thiện cơ sở vật chất và nâng cao trình độ và năng lực của người lao động. Vậy, theo quy định hiện hành ở Việt Nam thì các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài là gì?
Việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài sẽ được cụ thể hóa qua những quy định tại các văn bản pháp luật có giá trị như: Luật Đầu tư năm 2014, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế xuất nhập khẩu 2016, và tất cả các văn bản hướng dẫn thi hành khác.

Cụ thể hơn, hiện nay đối với các ưu đãi đầu tư để thu hút nguồn vốn FDI là: miễn hoặc giảm các thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc cho thuê đất đai với các mức giá ưu đãi. Theo đó, để có thể xác định được chế độ ưu đãi đầu tư theo từng dự án thì dựa vào những tiêu chí dưới đây:
Dựa theo địa điểm đầu tư:
Đối với những dự án diễn ra ở các địa bàn có những điều kiện kinh tế khó khăn hoặc kinh tế đặc biệt khó khăn như một số khu công nghiệp, các vùng kinh tế, khu công nghiệp cao thì sẽ được các mức ưu đãi sẽ được hỗ trợ cho các nhà đầu tư.
Dựa theo các lĩnh vực kinh doanh
Nếu nói dựa vào lĩnh vực kinh doanh thì sẽ tùy vào từng lĩnh vực kinh doanh mà nhà nước sẽ có những chính sách, quy định riêng biệt dành cho một số ngành nghề kinh doanh khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Dựa theo số lượng việc làm tạo ra
Việc các nhà đầu tư mà có các dự án đầu tư vào Việt Nam cũng cần dựa vào số lượng công việc làm được tạo ra, ví dụ như các dự án đầu tư ở vùng nông thôn mà sử dụng từ 400 – 500 lao động trở lên sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước.
Dựa theo tổng mức đầu tư
Các dự án sản xuất lớn có tổng vốn đầu là những con số nghìn tỷ trở lên và đáp ứng một số điều kiện đặc biệt khác cũng sẽ là tiêu chí để xác định hưởng mức ưu đãi đầu tư.
Theo pháp luật hiện hành về việc thu hút đầu tư của Việt Nam thì chúng ta đang chú trọng vào các chính sách ưu đãi đầu tư, bởi vì những chính sách này sẽ góp phần nhằm phát triển kinh tế tại Việt Nam, sẽ khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào nhiều lĩnh vực, địa bàn đặc biệt là những vùng còn gặp khó khăn ở Việt Nam.
Một số vướng mắc, hạn chế trong chính sách
Mặc dù Việt Nam đang có khá nhiều các chính sách ưu đãi cao trong các lĩnh vực: Nông nghiệp, thủy sản, chế biến thủy hải sản, năng lượng tái tạo và sản xuất nhiều loại phần mềm nhưng đến nay tỷ lệ nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào các lĩnh vực này là khá thấp. Bên cạnh đó, một điểm đáng lưu tâm là tại các địa bàn khó khăn, kém phát triển, thì chế độ ưu đãi đầu tư cao nhưng số liệu thực tế lại thể hiện ngược lại là tỷ lệ thu hút vốn rất thấp. Không những thế, hiện nay tình trạng chuyển giá, báo lỗ từ các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam vẫn còn.
Nguyên nhân của vấn đề này do chính sách quy định ưu đãi về thuế có thời hạn ngắn nên xu hướng se chỉ thu hút được các nhà đầu tư ngắn hạn. Nên là việc thu hút những nhà đầu tư có dự định đầu tư lâu dài vào Việt Nam rất ít và hầu như không có.
Chiến lược để khắc phục hạn chế những hạn chế trên

Thứ nhất, định hướng việc thu hút vốn đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên để đảm bảo có thể thực thi chính sách ưu đãi trên thực tế. Tạo ra điều kiện và một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thuận lợi.
Thứ hai, đa dạng hóa các mô hình hợp tác để đặt được hiệu quả và nâng cao kỹ thuật, tiết kiệm năng lượng và góp phần bảo vệ môi trường.
Thứ ba, nhà nước nên có thêm nhiều chế độ ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư, khuyến khích chuyển giao công nghệ để tạo nên một vị trí cạnh tranh trên trường quốc tế.
Thứ tư, cho phép các địa phương được chủ động hơn trong việc ban hành các chính sách ưu đãi nhằm tạo ra sự phù hợp với điều kiện địa hình, nhu cầu của địa phương. Từ đó giúp cho địa phương tự chủ động thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ năm, đơn giản hóa các thủ tục và hệ thống pháp lý về đăng ký đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài trên thực tế. Hỗ trợ quá trình thành lập doanh nghiệp.
Với các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam mà chúng tôi vừa để cập hi vọng các bạn đã có cái nhìn tổng quan nhất về các chính sách của nhà nước. Hi vọng với các chính sách này Việt Nam sẽ ngày càng thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn.