Chó, mèo vốn là loài động vật gần gũi với con người. Đặc biệt có những người nuôi chó mèo và coi chúng như 1 thành viên thực sự của gia đình. Tuy nhiên nếu 1 ngày boss có nổi giận và cắn thì các sen tuyệt đối không thể bỏ qua cách sơ cứu khi bị chó cắn ngay dưới đây nếu không muốn đối mặt với những mối nguy hiểm tiềm ẩn sen nhé!
Đến ngay mục bạn quan tâm
Bước 1: Làm sạch vết thương
Trong răng miệng chó có 1 lượng lớn vi khuẩn và mầm bệnh nhất là chó lạ không rõ nguồn gốc và ngay cả khi bị chó do mình nuôi cắn thì bạn cũng không thể coi thường. Bước đầu tiên của việc sơ cứu khi bị chó cắn đó là làm sạch vết thương.
Hãy nhanh chóng tách vết thương ra khỏi phần quần áo, rửa vết thương nhẹ nhàng dưới vòi nước sạch để làm giảm vi khuẩn và khả năng nhiễm bệnh. Nêu rửa bằng nước ấm và tránh chà sát mạnh để vết thương không nặng thêm

Bước 2: Kiểm tra và sát trùng vết thương
Sau khi làm sạch bạn cần kiểm tra vết thương nếu vết thương chỉ là vết xước nhỏ, không chảy máu thì bạn có thể tự sơ cứu và băng bó tại nhà. Tuy nhiên, trường hợp nếu vết thương sâu, quá 2cm, chảy máu nhiều, vết cắn gần vùng đầu, cổ hoặc bộ phận sinh dục, thì nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị.
Đổi với tất cả các trường hợp bạn cần sát trùng vết thương bằng thuốc sát trùng. Những thuốc này sẽ loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định
Bước 3: Cầm máu và băng bó

Nếu vết thương chảy máu trong vòng 10 -15 phút sau khi bị chó cắn, trong quá trình rửa vết thương bạn không nên cầm máu, chỉ cầm sau 15 phút nếu máu vẫn tiếp tục chảy. Lúc này bạn nên đặt lên vết thương 3 miếng gạc y tế, chờ trong vòng 7 phút nếu máu vẫn tiếp tục ra nhiều đặt thêm vài miếng gạc lên nữa lên trên. Chú ý không gỡ miếng gạc trước đó vì sẽ khiến máu chảy nhiều hơn. Và chờ cho đến khi máu ngừng chảy thì băng lại vết thương.
Bước 4: Tiêm phòng
Không thể bỏ qua bước tiêm phòng trong các bước sơ cứu khi bị chó cắn. Nhất là với những trường hợp vết cắn sâu, chảy máu nhiều, vết cắn gần đầu, cổ hay bộ phận sinh dục thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế để tiêm phòng bệnh.

Không tiêm ngay mà cần theo dõi sau 15 ngày với các trường hợp sau:
- Vết cắn nhẹ, xa các vùng nguy hiểm và xa trung tâm thần kinh trung ương.
- Chó không có dấu hiệu bị bệnh dại và ở khu vực không có dịch bệnh chó mèo.
- Trong vòng 15 ngày sau khi bị chó cắn nếu chó phát dại, chết hoặc bị mất tích hay bị giết thịt thì nên nhanh chóng đưa trẻ đi tiêm vacxin phòng dại. Còn sau 15 ngày, nếu chó khỏe mạnh bình thường, không cần phải đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại nữa.
- Nếu đưa nạn nhân đi tiêm muộn sau khi bị chó dại cắn thì huyết thanh sẽ không còn có tác dụng chỉ có thể tiêm vacxin phòng bệnh dại. Vì thế các nạn nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình và liều lượng tiêm được bác sĩ chỉ định.
Dù chỉ là 1 vết thương nhỏ nhưng cũng không thể coi thường hãy thực hiện đúng các bước sơ cứu sau khi bị chó cắn để tránh những hậu quả đáng tiếc nhé!