Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể? Hãy cùng mình tìm hiểu về đề tài này ngay nhé!
Máu được hình thành từ các tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Số lượng bạch cầu (hay còn gọi là tế bào miễn dịch) chỉ chiếm 1% trong máu nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong việc chống lại bệnh tật. Và bài viết này sẽ giúp các bạn giảo đáp thắc mắc các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể.
Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể
Các tế bào bạch cầu di chuyển trong máu và tiêu diệt vi rút, vi khuẩn và các vật thể lạ trong cơ thể con người có thể gây bệnh hoặc nhiễm trùng. Các tế bào bạch cầu tạo thành một hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể khỏi các vật thể lạ, cụ thể là các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào để bảo vệ cơ thể như:
- Thực bào do hoạt động của các bạch cầu trung tính và bạch cầu mono hình thành chân giả để nuốt và tiêu hóa vi sinh vật xâm nhập.
- Tiêu diệt các tế bào bị nhiễm bệnh được thực hiện bởi các bạch cầu lympho T nhờ bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân.
- Tạo ra kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên do các bạch cầu lympho B thực hiện.
- Các tế bào bạch cầu hoạt động theo cơ chế chìa khóa – ổ khóa, có nghĩa là kháng nguyên nào thì kháng thể đấy.
Bạch cầu là một thành phần quan trọng trong máu
Đến ngay mục bạn quan tâm
Các loại bạch cầu và công dụng của từng loại
- Bạch cầu đơn nhân: 5 – 12% bạch cầu là đơn nhân. Chúng có tuổi thọ cao hơn các tế bào bạch cầu khác và đóng vai trò ‘làm sạch’ các tế bào chết và chống lại vi khuẩn.
- Tế bào lympho (tế bào lympho T và tế bào lympho B): Tế bào lympho cũng rất quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Tế bào lympho T có vai trò trực tiếp tiêu diệt một số vật thể lạ trong cơ thể người. Tế bào lympho B đóng một vai trò trong miễn dịch dịch thể bằng cách sản xuất các kháng thể “ghi nhớ” các đối tượng gây nhiễm trùng và nhận ra lần tiếp theo nhiễm trùng xảy ra.

- Bạch cầu trung tính: Khoảng 50% tế bào bạch cầu là bạch cầu trung tính. Bạch cầu trung tính thường là những tế bào đầu tiên phản ứng khi có vật thể lạ xâm nhập vào cơ thể con người như vi khuẩn hoặc virus. Chúng cũng đóng vai trò gửi tín hiệu cảnh báo đến các tế bào khác trong hệ thống miễn dịch để kịp thời xử lý các vật thể lạ. Tuổi thọ của bạch cầu trung tính chỉ kéo dài khoảng 8 giờ, nhưng cơ thể con người tạo ra 100 tỷ bạch cầu trung tính mỗi ngày.
- Bạch cầu ái toan: Bạch cầu ái toan có vai trò chống lại các bệnh nhiễm trùng do ký sinh trùng gây ra (như giun sán). Tuy nhiên, vai trò quan trọng nhất của bạch cầu ái toan là chống lại các chất lạ có thể gây phản ứng dị ứng. Bạch cầu ái toan chỉ chiếm 5% trong tổng số các loại bạch cầu và có nồng độ cao trong đường tiêu hóa.
- Bạch cầu ái kiềm : Bạch cầu ái kiềm có vai trò quan trọng nhất trong bệnh hen suyễn. Chúng tiết ra các chất hóa học như histamine để hỗ trợ cơ thể phản ứng đúng với các vật thể lạ.
Biến chứng nguy hiểm khi bạch cầu tăng hoặc giảm đột ngột
Như bạn có thể biết, các tế bào bạch cầu, hồng cầu hoặc tiểu cầu trong máu đều thực hiện một số nhiệm vụ nhất định. Vì vậy, sự trung hòa giữa các tế bào là rất cần thiết, khi một trong các tế bào này có sự thay đổi tiêu cực về số lượng: tăng giảm quá mức, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.
Một số nguyên nhân gây ra số lượng bạch cầu tăng cao
Bạch cầu tăng là hiện tượng phổ biến mà cơ thể dễ gặp phải. Nguyên nhân của số lượng bạch cầu cao thường là do nhiễm trùng.Vì đây là phản ứng của cơ thể đối với các vấn đề về viêm nhiễm như viêm ruột thừa, viêm phổi hay áp xe gan,….
Tuy nhiên, khi lượng bạch cầu vượt quá 100.000/ml, bạn cần nghĩ đến một số trường hợp nguy hiểm như: Các cơ quan trong cơ thể có nguy cơ bị nhiễm trùng nặng, nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Dấu hiệu ung thư máu hay còn gọi là bệnh bạch cầu cấp tính.
Trong trường hợp lượng bạch cầu tăng đột ngột, cơ thể bạn có thể gây ra một số phản ứng như: cảm thấy mệt mỏi toàn thân, sụt cân mà không rõ nguyên nhân, sốt, khó thở, vết thương hở, vết thương lâu lành, thường xuyên bị bầm tím mặc dù cơ thể không bị va đập,….
Một số nguyên nhân gây ra số lượng bạch cầu giảm
Giảm bạch cầu, còn được gọi là bệnh giảm bạch cầu trung tính xảy ra khi số lượng tế bào bạch cầu trung tính trong cơ thể giảm xuống dưới một mức quy định. Cụ thể, đối với người lớn, giảm bạch cầu được xác định khi kết quả xét nghiệm bạch cầu trong cơ thể dưới 1500/ml.
Số lượng bạch cầu có thể giảm xuống khi người bệnh mắc một số bệnh như lao, sốt xuất huyết, bệnh truyền nhiễm, viêm gan, HIV, tiểu đường, bệnh huyết áp, người sử dụng thuốc điều trị tâm thần hoặc thuốc kháng sinh, người cao tuổi, bệnh nhân suy giảm miễn dịch, bệnh nhân xạ trị và hóa trị, nhiễm virus,… Số lượng bạch cầu trong cơ thể sẽ ít hơn người bình thường.
Kết luận
Trên đây là những thông tin đã giúp bạn trả lời câu hỏi các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể. Mong là những thông tin trên sẽ hữu ích với các bạn đọc.