Dù chảy máu ít hay nhiều, vết thương sâu hay nông khi bị chó cắn vẫn có thể gây ảnh hưởng cực nhiều tới sức khỏe của người bị cắn, chính vì vậy cần phải sơ cứu đúng từng bước để tránh rủi ro.
Đến ngay mục bạn quan tâm
Sơ cứu khi bị chó dại cắn tại chỗ – Điều cần làm!
- Làm sạch: Trước tiên bạn cần phải làm sạch vết thương do chó cắn bằng cách đưa vào nước cho chạy vào phần bị thương để loại bỏ được những mầm bệnh. Sau đó sử dụng bông thấm nhẹ để phần vết thương được khô ráo.
- Sử dụng thuốc sát trùng (cồn hoặc ô xi già): đổ một lượng nhỏ dung dịch sát trùng lên phần vết cắn, cho sùi bọt và loại bỏ được những mầm bệnh.
- Nâng cao vùng vết cắn: Đây là cách để giúp cầm máu cực kì tốt, tránh chảy máu nhiều dù là ở chân hay cánh tay.
Đối với những trường hợp bị chó cắn chảy máu quá nhiều bạn có thể sử dụng gạc y tế để cầm máu. Đặc biệt, trong quá trình rửa vết thương không nên cầm máu bởi lúc đó bên ngoài đang có rất nhiều mầm bệnh trên lớp da. Nếu như không rửa sạch chúng rất có thể vết thương sẽ bị nhiễm trùng, nặng là hoại tử, hoặc có thể gây phát dại trong một thời gian sau đó.

Đối với trường hợp vết thương sâu và chảy máu nhiều, bạn nhanh chóng cầm máu và đưa người bị nạn tới cơ sở y tế gần nhất.
Trường hợp nào cần phải tiêm phòng khi bị chó cắn

Theo bác sĩ cho biết, bất kì trường hợp chó dại cắn hay chó thường cắn thì bạn cũng phải đưa ngay người bị thương tới cơ sở gần nhất để kiểm tra. Đặc biệt, cần phải tiêm vacxin phòng dại ngay nếu gặp phải các trường hợp sau:
- Vùng bị cắn: đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục….: bởi đây là những bộ phận quan trọng và cần phải được cấp cứu ngay lập tức, bác sĩ sẽ tiêm huyết thanh và vacxin phòng dại kịp thời.
- Không nên chủ quan với con vật nuôi trong nhà mà không đi tiêm phòng sau khi bị cắn. Cần phải theo dõi con vật sau khi cắn, địa điểm xảy ra tai nạn gần vùng đang có dịch bệnh chó mèo… cũng cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại ngay lập tức.
Theo thống kê của WHO, mỗi năm có khoảng 59.627 người tử vong do dại và hơn 10 triệu người phải tiêm vắc xin phòng dại.
Các trường hợp tử vong do bệnh dại do không đi tiêm phòng vắc xin và gặp chủ yếu ở vùng nông thôn nơi có tập quán nuôi chó thả rông, không tiêm phòng vắc xin cho đàn chó và còn thiếu hiểu biết về phòng, chống bệnh dại.
Điều cần lưu ý
– Tuyệt đối không nên điều trị bằng mẹo hay thuốc nam với những trường hợp bị chó cắn không chảy máu, hay chảy ít máu.
– Nhiều người chủ quan khi bị chó con cắn hay chó nhà cắn sẽ không đến y tế tiêm phòng và khám chữa, điều này có thể ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của người bị nạn.
– Trước khi phát bệnh 2 – 4 ngày thì nạn nhân thường có những dấu hiệu như: đau đầu, bồn chồn, chán nản, sợ sệt, khó chịu.
– Ngoài ra còn có thể bị sốt nhẹ, sưng đau tại vị trí bị cắn và cảm thấy tê tê người vì các dây thần kinh hệ bạch huyết bị tổn thương.
– Nạn nhân đã phát dại: Thường bị sốt >40 độ C (~40,6 độ C), cơ thể mệt mỏi, khản tính, ho nhiều.
Nạn nhân sẽ có nhiều dầu hiệu chia thành từng thể: Thể co thắt, thể liệt, thể cuồng:
- Thể co thắt: Nạn nhân có biểu hiện sợ nước, sợ ánh sáng, sợ gió. Vì đây là những tác nhân chính gây ra cơn dại ( co cứng, co thắt, co giật và run) và khiến các cơn co giật ngày càng nặng hơn.
Bên cạnh đó, các cơn co thắt hô hấp và co thắt thanh quản khiến bệnh nhân khó thở, dễ bị ngạt. Nạn nhân sẽ bị tăng kích thích thần kinh, dẫn bị mất ý thức, ngất xỉu và hôn mê có thể tử vong trong vòng từ 2-6 ngày.
- Thể liệt: Ở dạng này người bệnh không bị kích thích quá độ thường chỉ bị co thắt và liệt.
- Thể cuồng: Ở thể này nạn nhân bị tăng kích thích thần kinh dẫn đến thái độ hung dữ, thời gian phát bệnh dại và tử vong nhanh.
Nguồn: songkhonggioihan.com