Giao thông luôn là một trong những vấn đề được đầu tư và quan tâm tại nước ta và đặc biệt là ở các thành phố lớn. Và để có thể thực hiện giám sát và quản lý các hạ tầng giao thông và các vấn đề liên quan đến giao thông thi cần có ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội.
Chức năng của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội
Theo Ban Quản lý Dự án quy định tại Khoản 2 Điều 63 của Luật Xây dựng năm 2014 và Khoản 3 Điều 17 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ, cũng với Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP , Khoản 2 Điều 7 của Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng, quy định cụ thể chức năng như sau:
– Có khả năng làm chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng các thuộc lĩnh vực dân dụng và công nghiệp có sử dụng vốn ngân sách, vốn Nhà nước ngoài ngân sách do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nội quyết định đầu tư, chỉ trừ một vài trường hợp sẽ do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh đưa ra quyết định giao cho cơ quan, tổ chức khác làm chủ đầu tư xây dựng;
– Chức năng tiếp nhận và quản lý vấn đề sử dụng vốn để đầu tư xây dựng theo quy định đã đề ra của pháp luật;
– Thực hiện quyền và nghĩa vụ hợp pháp của chủ đầu tư, Ban Quản lý Dự án có quy định rõ ràng tại Điều 68, Điều 69 của Luật Xây dựng năm 2014 và các quy định của pháp luật có liên quan khác;
– Thực hiện các chức năng khác khi được Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội giao và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án theo quy định tại Điều 8 và Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng;
– Tiến hành bàn giao công trình xây dựng đã hoàn thành cho chủ đầu tư, các đơn vị chủ quản lý sử dụng công trình khi đã kết thúc xây dựng hoặc trực tiếp quản lý vận hành, đưa vào khai thác sử dụng công trình theo yêu cầu của người quyết định đầu tư;
– Tiếp nhận các ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác khi có yêu cầu và các hợp đồng tư vấn xây dựng khác nếu như có đủ năng lực để thực hiện dựa trên cơ sở có thể đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý đã được giao.
Những điều nên biết về ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội
Theo quyết định, quá trình thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tại thành phố Hà Nội (sau đây sẽ gọi tắt là Ban quản lý dự án) dựa trên cơ sở hợp nhất 07 đơn vị bao gồm:
- Ban Quản lý dự án đầu tư Hạ tầng Tả ngạn;
- Ban Quản lý dự án Giao thông đô thị – trực thuộc Sở Giao thông vận tải;
- Ban Quản lý dự án Đầu tư và phát triển Giao thông đô thị – thuộc Sở Giao thông vận tải;
- Ban Quản lý dự án Giao thông 1
- Ban Quản lý dự án Giao thông 2;
- Ban Quản lý dự án Giao thông 3;
- Ban quản lý dự án Hạ tầng các khu công nghiệp – thuộc Ban Quản lý Khu công nghiệp và Chế xuất ở Hà Nội.
Trụ sở chính của Giao Sở Xây dựng chủ trì sẽ phối hợp với các đơn vị có liên quan, tham mưu, đưa ra các đề xuất trụ sở chính của Ban quản lý dự án, lập và tiến hành báo cáo cho UBND Thành phố quyết định; Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông thành phố Hà Nội sẽ có trách nhiệm kế thừa quyền và thực hiện nghĩa vụ của 07 Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Các Ban quản lý dự án được hợp nhất vừa nêu trên đã chấm dứt hoạt động kể từ ngày 01/01/2017; còn các Ban quản lý dự án chỉ được sử dụng con dấu đến hết ngày 31/1/ 2017 là phải thanh quyết toán các công trình, các hạng mục đều phải thực hiện trước ngày 31/12/2016.
Ban Quản lý các công trình giao thông tại thành phố Hà Nội sẽ bao gồm Giám đốc và không quá 03 (ba) Phó Giám đốc.
Các tổ có chức trách nhiệm tham mưu tổng hợp và các chuyên môn nghiệp vụ: Trong giai đoạn đầu thì Ban Quản lý dự án sẽ được tổ chức gồm có các phòng: Văn phòng; Phòng Tài chính – Kế toán, Phòng Kế hoạch – Tổng hợp;Phòng Quản lý dự toán và thiết kế; Các Phòng Dự án (có nhiệm vụ chuyển giao nguyên trạng các công việc, hồ sơ và tài liệu, con người, vật tư thiết bị của 07 đơn vị hợp nhất).
Sau khi Ban quản lý dự án này đi vào hoạt động ổn định, dựa trên cơ sở quy mô, số lượng, những điều kiện cụ thể được giao quản lý, Giám đốc của Ban Quản lý dự án sẽ đề xuất các phương án tổ chức các phòng (ban) trực thuộc dựa trên cơ sở phân công thực hiện theo từng chức năng, nhiệm vụ hoặc sự kết hợp giữa các chức năng, nhiệm vụ được giao để trình lên Chủ tịch UBND Thành phố, đưa ra các quyết định số lượng, tên gọi các phòng (ban) của Ban quản lý dự án theo quy định đã đề ra.

Trong giai đoạn đầu thì để có thể giải quyết chế độ chính sách và tạo điều kiện ổn định để đi vào hoạt động, số lượng Phó Giám đốc có thể vượt quá số lượng quy định và sẽ được giảm dần đến khi đảm bảo đúng quy định.
Các cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo của các phòng ban trong Ban quản lý dự án được hợp nhất quy định sau khi sắp xếp nếu từ chức lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm vào chức vụ mới mà có phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn so với phụ cấp cũ thì sẽ được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo dựa theo quy định tại Quyết định số 140/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 .
Pháp luật luôn khá phức tạp nhưng chúng tôi hi vọng rằng qua bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm phần nào về ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội.