Trong ngành Marketing có rất nhiều người chưa hiểu rõ Marketing thương mại là gì?. Bài viết dưới đây Quảng Cáo Siêu Tốc sẽ giới thiệu cho các bạn thông tin chi tiết nhất về lĩnh vực marketing thương mại (trade marketing) đang được rất nhiều người quan tâm hiện nay.
MARKETING THƯƠNG MẠI LÀ GÌ?
Marketing thương mại có tên tiếng Anh là Trade Marketing. Phát triển như hiện nay, marketing đã có khả năng đáp ứng tốt nhất yêu cầu đặt ra cho sự thành công hoạt động thương mại doanh nghiệp. Marketing đã trở thành một quan điểm, một vấn đề khoa học, một công cụ hữu hiệu chung quản trị kinh doanh trong toàn bộ hoạt động doanh nghiệp.
Nguồn gốc “ thương mại ” của marketing càng bị che lấp thêm bởi những ứng dụng marketing vào lĩnh vực khác nhau nhưng không thuộc về lĩnh vực thương mại trong đời sống kinh tế-xã hội như: Chính trị, xã hội, văn hóa, gia đình…
Nói một cách đơn giản, tiếp thị thương mại là chiến lược tiếp thị B2B nhằm đưa sản phẩm lên kệ hàng. Điều này được thực hiện bằng cách khiến cho các doanh nghiệp kinh doanh buôn khác nhận ra giá trị sản phẩm bạn cung cấp và thuyết phục họ rằng việc bán sản phẩm của bạn, cũng sẽ giúp họ kiếm tiền.
5 HÌNH THỨC MARKETING THƯƠNG MẠI PHỔ BIẾN
5 hình thức quảng bá thương mại quan trọng và phổ biến dành cho doanh nghiệp, Quang Cao Sieu Toc giới thiệu đến bạn:
1. Truyền thông quảng bá
Thực hiện việc quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng thương tiện truyền thông như:
- Báo chí truyền thống và báo điện tử.
- Website doanh nghiệp và hợp tác quảng bá trên các website khác.
- Tận dụng nền tảng Google để đẩy mạnh SEO và chạy quảng cáo,…
- Email marketing
Bên cạnh đó, dưới sự phát triển của thời đại công nghệ số ở thời buổi hiện nay, cần biết tận dụng các ứng dụng trên nền tảng Social media như Facebook, Instagram, Zalo, Tiktok,….Nếu bạn chưa có kinh nghiệm truyền thông marketing liên hệ ngay dịch vụ tư vấn marketing.
Để có thể có được hiệu quả truyền thông tối ưu, có thể doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí không hề nhỏ, vì thế doanh nghiệp cần phải lên kế hoạch và cân nhắc kỹ càng. Tuy nhiên, hiệu quả thu về mà việc truyền thông quảng bá có lại rất tốt. Hoạt động này còn giúp cho sản phẩm thương hiệu doanh nghiệp nâng cao uy tín.
2. Triển lãm thương mại
Là một trong những phương thức tuyệt vời để có thể kết nối những đối tác tiềm năng của doanh nghiệp, triển lãm sẽ giúp làm tăng nhận thức thương hiệu doanh nghiệp, tăng giá trị với các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh khác.
Việc tổ chức triển lãm cũng giúp cho doanh nghiệp thu hút thêm nhiều đối tác bán lẻ, nhà phân phối tham gia tìm kiếm thương hiệu phù hợp, cùng giúp nhau tìm kiếm lợi nhuận.
Nếu doanh nghiệp có thể sử dụng phương thức này đúng cách, thì có thể phát huy được hết tác dụng tiềm năng của nó, tạo nên những ấn tượng tốt giúp cho đối tác có nhận thức đúng nhất về sản phẩm, thương hiệu bạn.
3. Xúc tiến thương mại
Hoạt động xúc tiến thương mại có mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội bán hàng và cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp, giúp việc kinh doanh doanh nghiệp trở nên hiệu quả.
Có thể đưa ra những ưu đãi, khuyến mãi thì doanh nghiệp mới có thể cải thiện được tình trạng mối quan hệ các đối tác của mình, thúc đẩy đối tác nhập sản phẩm doanh nghiệp bạn về và phân phối ra thị trường.
Các chính sách ưu đãi công ty có thể áp dụng dành cho khách hàng: Giảm giá, quà tặng, chiết khấu, hoặc các chính sách ưu đãi về kho bãi, vận chuyển hàng hóa,…
3. Phát triển thương hiệu
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chỉ hiệu quả khi doanh nghiệp biết áp dụng các chương trình marketing một cách hợp lý, đẩy mạnh quảng bá thương hiệu. Các nhà cung cấp sản phẩm trên thị trường đều có mong muốn sản phẩm được bán ra nhiều, để làm được điều đó thì việc xây dựng thương hiệu và niềm tin khách hàng là vô cùng quan trọng.
5. Quan hệ khách hàng
Là một khía cạnh quan trọng mà rất nhiều doanh nghiệp đã bỏ qua, không thực hiện trong công tác tiếp thị, đó là công tác chăm sóc khách hàng. Điều này sẽ khiến cho các đối tác không muốn hợp tác với doanh nghiệp nữa, cần phải tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nhà phân phối, để các đối tác và các nhà phân phối nhận thấy được những lợi ích, ưu điểm khi phân phối sản phẩm doanh nghiệp bạn.
Hãy giao tiếp thường xuyên, có trách nhiệm với các đối tác mình, để 2 bên cùng nhau đạt được lợi ích về doanh thu, lợi nhuận, từ đó có mối quan hệ hợp tác tốt đẹp. Đây cũng chính là bản chất của Marketing thương mại, là thiết lập mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, giữa doanh nghiệp-nhà cung ứng.
KẾT LUẬN
Quảng cáo siêu tốc đã gửi đến bạn một số thông tin cơ bản về marketing thương mại qua bài viết trên. Chắc hẳn, qua bài viết này bạn cũng đã hiểu rõ được Marketing thương mại là gì và 5 hình thức phổ biến hiện nay. Hi vọng, với những thông tin chúng tôi đem lại có thể làm hài lòng tất cả các bạn. Chúc bạn thành công!