Mũi là bộ phận quan trọng, góp phần bảo vệ đường hô hấp. Khi bé bị nghẹt mũi, khó thở, cha mẹ thường rửa mũi cho bé để giúp bé dễ thở hơn. Tuy nhiên, cách rửa mũi cho trẻ nhỏ không đúng có thể gây ra tình trạng chảy máu mũi, đau tai, viêm tai giữa. Do đó, cha mẹ cần nắm vững cách rửa mũi cho trẻ nhỏ!
Tại sao cần rửa mũi cho trẻ nhỏ?
Việc rửa mũi cho trẻ là vô cùng cần thiết để giúp trẻ thông thoáng đường thở
Mũi là cơ quan hô hấp quan trọng của trẻ nhỏ, đóng vai trò quan trọng trong việc lọc bụi bẩn, vi khuẩn, virus,… và giúp trẻ hít thở dễ dàng. Tuy nhiên, trẻ nhỏ thường có hệ hô hấp chưa phát triển hoàn thiện, cộng với việc sức đề kháng yếu nên dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp. Việc này dẫn đến tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ. Lúc này, việc rửa mũi cho trẻ là vô cùng cần thiết để giúp trẻ thông thoáng đường thở, dễ thở hơn. Đồng thời ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản,…
4 lưu ý trong cách rửa mũi cho trẻ nhỏ
Trong quá trình vệ sinh mũi cho bé, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:
Tần suất rửa mũi
Tần suất rửa mũi cho trẻ nhỏ phụ thuộc vào mức độ tắc nghẽn mũi của trẻ. Thông thường, trẻ bị tắc nghẽn mũi do viêm đường hô hấp trên, lúc này nên rửa mũi cho trẻ 2-3 lần/ngày. Khi dịch mũi đã giảm, có thể giảm tần suất rửa xuống 1-2 lần/ngày hoặc ngừng rửa khi dịch mũi không còn ảnh hưởng đến việc thở của trẻ.
Việc rửa mũi quá thường xuyên có thể làm khô lớp chất nhầy trong mũi, vốn có tác dụng giữ ẩm và sát khuẩn tự nhiên. Nếu lớp chất nhầy bị mất đi, niêm mạc mũi sẽ bị khô và kích ứng, dẫn đến tình trạng nghẹt mũi, thở khò khè, ho và thậm chí là viêm nhiễm mãn tính.
Thời điểm rửa mũi
Thời điểm thích hợp nhất để rửa mũi cho trẻ là trước khi cho trẻ ăn và trước khi đi ngủ. Rửa mũi trước khi cho trẻ ăn giúp trẻ dễ ăn hơn, còn rửa mũi trước khi đi ngủ giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Tránh rửa mũi cho trẻ sau khi vừa ăn, bú sữa để tránh hiện tượng nôn trớ.
Dung dịch rửa mũi
Dung dịch rửa mũi nên là nước muối sinh lý 0,9%. Nước muối sinh lý có tác dụng làm loãng dịch nhầy, giúp dễ dàng rửa sạch dịch nhầy ra khỏi mũi. Ngoài ra, cha mẹ có thể dùng dung dịch nước muối ưu trương để giảm tình trạng nghẹt mũi cho bé.
Lựa chọn dụng cụ rửa mũi phù hợp cho bé
Cha mẹ nên sử dụng dung dịch pha sẵn hoặc các gói muối tự pha ngoài hiệu thuốc để đảm bảo nồng độ. Việc tự pha tại nhà bằng muối ăn có thể không vệ sinh, nồng độ không chính xác khiến cho niêm mạc mũi của trẻ bị kích ứng.
Lựa chọn dụng cụ rửa phù hợp
Việc lựa chọn dụng cụ để vệ sinh cho bé cũng cần được cha mẹ chú ý.
- Ống nước muối sinh lý nhỏ mũi: Nên sử dụng dạng nhỏ mũi để vệ sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Máy hút mũi cầm tay: Đây là dụng cụ rửa mũi phổ biến nhất, dễ sử dụng và có giá thành hợp lý.
- Bình rửa mũi: Có tác dụng làm loãng dịch nhầy và giúp trẻ dễ thở hơn. Tuy nhiên, dụng cụ này có thể gây khó chịu cho trẻ vì vậy chỉ nên dùng khi bé hợp tác.
Lưu ý không dùng xi lanh để rửa mũi cho trẻ, đặc biệt là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc sử dụng xi lanh gây áp lực mạnh lên mũi và dễ gây ra hiện tượng sặc. Bên cạnh đó, xi lanh cũng dễ gây tổn thương niêm mạc mũi, chảy máu mũi trong quá trình rửa mũi cho bé.
Hướng dẫn cách rửa mũi cho trẻ nhỏ bằng bình rửa an toàn, đúng cách
Chuẩn bị dung dịch nước muối rửa mũi
Việc đầu tiên cần làm đó là chuẩn bị dung dịch nước rửa mũi. Nên lựa chọn dung dịch gói muối có sẵn để đảm bảo an toàn và nồng độ phù hợp.
Đổ gói muối vào bình và nước ấm đến vạch theo hướng dẫn. Khuấy đều cho muối tan và vặn chặt nắp bình lại.
Cách rửa mũi cho trẻ nhỏ
- Trước khi tiến hành rửa mũi cho bé, cha mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.
- Cho trẻ đứng ở trước gương để tiện quan sát.
- Nghiêng đầu bé một góc 45 độ, hơi cúi và đặt đầu vòi vào mũi. Dặn bé thở bằng miệng khi rửa để không bị đau tai.
- Bóp bình rửa từ từ, dứt khoát và liên tục. Trong quá trình rửa, cha mẹ nên giữ trán bé cao hơn cằm để đảm bảo ra hết dịch mũi và không bị sặc.
- Sau 3-4 lần bóp thì ngừng khoảng 3-4 giây để nước muối cùng dịch nhầy chảy ra ngoài. Để bé xì mũi, sau đó dùng khăn mềm để lau sạch mũi cho bé.
- Với mũi còn lại thì thực hiện tương tự. Sau đó, rửa sạch bộ dụng cụ cho lần sử dụng sau.
Hướng dẫn cách rửa mũi an toàn, hiệu quả cho trẻ bằng bình
Với trẻ sơ sinh và trẻ quá nhỏ, chưa dùng được bình rửa mũi thì cha mẹ nên đặt bé nằm nghiêng và dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi. Sau đó lấy khăn lông hoặc tăm bông để nhẹ nhàng vệ sinh cho bé.
Đối với tình trạng bé có quá nhiều dịch mũi thì nên sử dụng máy hút dịch mũi để loại bỏ bớt dịch, giúp đường thở của bé được thông thoáng.
Một số điểm cần chú ý trong cách rửa mũi cho trẻ nhỏ
- Với trẻ còn quá nhỏ, dưới 2 tuổi nếu muốn rửa mũi thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành tại nhà.
- Nếu trẻ không hợp tác, cha mẹ không nên ép trẻ rửa mũi. Điều này có thể khiến trẻ sợ hãi và khó chịu hơn.
- Khi rửa mũi cho trẻ, bạn cần rửa nhẹ nhàng, tránh gây đau đớn cho trẻ.
- Nếu tình trạng của bé không đỡ sau 4-6 ngày, và dịch mũi đổi màu thì cần đưa trẻ khi khám để được điều trị kịp thời.
Rửa mũi là một biện pháp hiệu quả giúp bé dễ thở hơn khi bị nghẹt mũi. Tuy nhiên, cha mẹ cần thực hiện đúng cách để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho bé. Trên đây là bài viết cung cấp cách rửa mũi cho trẻ nhỏ an toàn và hiệu quả. Hi vọng cha mẹ có thể áp dụng thành công.
Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Hotline tư vấn: 19006436
Đơn vị phân phối: Công ty Cổ phần Dược phẩm Meracine.