Vòng quay vốn lưu động là chỉ tiêu quan trọng và rất cần thiết để người dùng báo cáo tài chính. Nó được dùng để đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động của doanh nghiệp, có đủ nguồn lực để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Trong bài viết sau đây, Jenfi Việt Nam sẽ cùng bạn đọc giải đáp thắc mắc vòng quay vốn lưu động, cách tính vòng quay vốn lưu động.
Vòng quay vốn lưu động là gì?
Vốn lưu động là chỉ tiêu tài chính được sử dụng để đánh giá khả năng của doanh nghiệp trong ngắn hạn bằng cách sử dụng tài sản sẵn có để thanh toán kịp thời các khoản nợ như: Thanh toán cho nhà cung cấp, thanh toán tiền lương, tiền thuế,…..Vốn lưu động còn gọi là vốn luân chuyển.
Vòng quay vốn lưu động (tên tiếng Anh: Working capital turnover) là số ngày hoàn thành một chu kỳ kinh doanh, bắt đầu từ giai đoạn sản xuất đến thành phẩm, bán ra thị trường và thu hồi vốn về tài khoản của doanh nghiệp.
Vòng quay vốn lưu động là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chúng phản ánh khả năng của doanh nghiệp có thể hoàn thành bao nhiêu chu kỳ kinh doanh và luân chuyển bao nhiêu lần vốn lưu động trong một năm.
Vòng quay vốn lưu động càng cao sẽ chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động tốt và ngược lại. Vòng quay vốn lưu động thấp cho thấy khả năng chuyển hóa vốn và lưu thông hàng hóa chậm, phản ánh sự yếu kém của doanh nghiệp trong kinh doanh.
Ý nghĩa của vòng quay vốn lưu động như thế nào?
Vòng quay vốn lưu động có vai trò quan trọng trong việc quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Dựa vào chỉ tiêu này, chúng ta có thể dễ dàng đánh giá được sự phát triển của một doanh nghiệp. Theo đó, vòng quay vốn lưu động có ý nghĩa như sau:
- Vòng quay vốn lưu động càng lớn sẽ chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang phát triển. Việc hạn chế nguồn hàng tồn kho, lợi nhuận tăng, thu hồi vốn nhanh sẽ giúp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Vòng quay vốn lưu động thấp chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang kém. Các sản phẩm mà công ty cung cấp ra thị trường không mang tới lợi nhuận cao, dẫn đến khả năng thu hồi vốn chậm. Thông qua chỉ số này, doanh nghiệp cần có kế hoạch thay đổi chiến lược, định hướng tầm nhìn để cải thiện hoạt động kinh doanh.
Đối với mỗi ngành nghề, lĩnh vực sẽ có các hệ số của ngành khác nhau, vì thế để sử dụng tốt nhất hệ số này thì các nhà quản lý nên so sánh với các doanh nghiệp trong cùng ngành hoặc so sánh với hệ số ngành để thấy được doanh nghiệp của mình đang có thế mạnh về vòng quay vốn lưu động hay không.
Công thức tính vòng quay vốn lưu động chuẩn xác
Từ định nghĩa vòng quay vốn lưu động là gì có thể xác định được công thức tính vòng quay vốn lưu động như sau:
Số vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần / Vốn lưu động bình quân
Trong đó:
- Doanh thu thuần (doanh thu ròng) là tổng doanh thu của doanh nghiệp trừ đi lợi nhuận, phụ cấp và chiết khấu trong một năm.
- Vốn lưu động bình quân là tài sản lưu động bình quân trừ nợ ngắn hạn bình quân.
Ví dụ cụ thể về vòng quay vốn lưu động
Công ty có doanh số 1,2 tỷ đồng trong năm 2019, doanh thu thuần sau khi trừ tất cả chi phí là 300 triệu. Tài sản hiện tại là 700 triệu và nợ hiện tại là 500 triệu.
Ta có:
Vốn lưu động: 700 triệu – 500 triệu = 200 triệu đồng.
Áp dụng công thức tính vòng quay vốn lưu động: 300 triệu/200 triệu = 1.5
Như vậy, vòng quay vốn lưu động cao được coi là tốt bởi nó chỉ ra rằng công ty đang tạo ra doanh số tốt so với quỹ đầu tư vào hoạt động, có nghĩa là công ty hoạt động rất hiệu quả.
Kết luận
Trên đây những thông tin cơ bản liên quan đến vòng quay vốn lưu động. Việc nắm rõ vòng quay vốn lưu động là gì, ý nghĩa và cách tính có vai trò rất quan trọng. Hy vọng rằng với chia sẻ trên sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong việc quản lý và thúc đẩy việc kinh doanh hiệu quả. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với Jenfi Việt Nam – đơn vị hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn nhanh chóng để được hỗ trợ tốt nhất.